Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lộc Nga: Thành công với mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Sau thời gian tham gia học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, anh Mai Thành Nhã – chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Nga đã xây dựng và phát triển thành công mô hình trồng Cà chua và dưa lưới trên xứ lạnh Bảo Lộc. Đây là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính và sử dụng màng phủ nông nghiệp đầu tiên của xã Lộc Nga cũng như thành phố Bảo Lộc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình với thu nhập hàng trăm triệu đồng hàng năm.

Bảo Lâm: Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản sau thu hoạch bơ 034

Hiện nay việc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nông sản luôn là khó khăn, thách thức chung trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ quy mô nông hộ. Trong đó, xây dựng thương hiệu đặc sản địa phương cho quả bơ 034 Bảo Lâm lại càng khó khăn hơn, vì đặc tính sinh lý, sinh hóa của quả bơ rất khó bảo quản. Hơn nữa, giống bơ 034 vỏ mỏng nên dễ bị tổn thương cơ học.

Xây dựng thành công và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp

Khoai tây là nguồn thực phẩm tươi ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt có lợi cho sức khỏe. Để nâng cao năng lực sản xuất khoai tây giống ở trong nước góp phần giảm lượng khoai tây nhập khẩu, trong 3 năm (2016-2018) Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp” tại các tỉnh Lâm Đồng, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng và Lào Cai. Kết quả tại Lâm Đồng cho thấy năng suất trung bình mô hình khoai tây giống nguyên chủng đạt 21 tấn/ha và năng suất trung bình mô hình khoai tây giống xác nhận đạt 23 tấn/ha.

Lạc Dương: Định hướng sản xuất nông nghiệp không hóa chất

Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là địa phương phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhất là những loại nông sản đặc sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới.

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội: Mô hình nuôi cá chép ứng dụng công nghệ sông trong ao

Hà Nội là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản lớn với tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản trên 30.800ha. Thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2013 – 2017, Thành phố đã tích cực chuyển đổi diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản tập trung kết hợp với trồng cây ăn quả, du lịch sinh thái.

Triển vọng từ mô hình rươi - lúa hữu cơ

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với hai địa phương Uông Bí và Đông Triều triển khai thử nghiệm mô hình “Canh tác rươi – lúa hữu cơ bổ sung rươi giống”. Sau hơn 5 tháng triển khai, đến nay, mô hình phát triển tốt, hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi; nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc, giáp với Thủ đô Hà Nội, với hệ thống tuyến đường giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; với 3 khu đô thị lớn (Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên), 6 khu công nghiệp, 19 Trường Đại học và Cao đẳng là thị trường lao động và tiêu thụ hàng hoá tiềm năng và là nơi đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Người thợ xây trở thành nông dân sản xuất giỏi

Bỏ công việc thợ xây, anh Lê Chí Dũng tổ 8, ấp Bắc 1, xã Hòa Long, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa vũng Tàu chuyển sang nuôi gà ta lấy thịt, cho đẻ lấy trứng ấp nở bán con giống, mỗi năm thu nhập trên hai trăm triệu đồng.

Sản xuất lươn giống bán nhân tạo cho thu nhập ổn định

Từ sản xuất thử nghiệm và nghiên cứu thực tế, đến nay cơ sở anh Nguyễn Thanh Phương, sinh năm 1979 cư ngụ tại Ấp Hội Mỹ, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có trên 4.000 con lươn bố mẹ cho tham gia sinh sản. Mỗi tháng thu lời cả trăm triệu đồng.

Kỹ thuật tạo cây giống ba kích

Ba kích (Morinda officinalys) là cây dược liệu quý, có nhiều công dụng (bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp…) và có giá trị xuất khẩu cao. Việc chọn tạo cây giống ở giai đoạn đầu là rất quan trọng, quyết định năng suất lâu dài của cây và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.