Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chế phẩm Sinh học (men vi sinh) trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học là sự bổ sung thức ăn sinh vật sống có tác dụng có lợi cho vật chủ qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật. Cải thiện sức khỏe sinh vật chủ, cải thiện môi trường, giảm mầm bệnh, giảm sử dụng hóa chất và kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng chế phẩm sinh học là công đoạn phổ biến hiện nay trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên cần biết và hiểu được tác dụng, tiêu chuẩn, hiệu quả của một số loài vi sinh vật (probiotics) để có hướng sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Bài viết sau đây xin giới thiệu bạn đọc những loại chế phẩm vi sinh được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Vĩnh Phúc: Giống ngô biến đổi gen DK6919S cho năng suất cao

Ngô biến đổi gen trong những năm gần đây không còn xa lạ đối với bà con nông dân tỉnh Vĩnh Phúc. Từ 150 ha trồng thí điểm ban đầu, đến nay hàng năm Vĩnh Phúc đã có gần chục nghìn ha ngô biến đổi gen được đưa vào trồng đại trà tại hầu hết các huyện, thành, thị trong tỉnh, trở thành một trong những địa phương có diện tích trồng ngô biến đổi gen lớn nhất cả nước.

Hiện trạng và một số giải pháp phát triển sản phẩm miến dong Bình Liêu

Năm 2017, với hơn 8.900 tấn củ đưa vào chế biến, sản lượng miến dong Bình Liêu đạt trên 600 tấn. Hình thức tiêu thụ miến dong chủ yếu qua hệ thống bán lẻ của thương lái và qua các kỳ hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng ưu đãi để có những "cánh đồng lớn"

Mô hình “cánh đồng lớn” - liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản - đang là cách làm mang lại hiệu quả đối với bà con nông dân ở nhiều địa phương trên cả nước. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), theo kế hoạch phát triển “cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, hồ tiêu và lúa được chọn để thí điểm xây dựng mô hình.

Hướng sản xuất hiệu quả và bền vững từ chăn nuôi an toàn theo chuỗi

Việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị hiện đang là mô hình khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bởi hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị có thể chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Kinoko Thanh Cao đi đầu trong sản xuất nấm công nghệ cao

Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích mặt biển trên 6.000 km2, có diện tích 48.393 ha rừng ngập mặn và bãi triều có thể nuôi nhiều giống hải sản có giá trị kinh tế cao… Đây là lợi thế nổi trội để phát triển các hình thức nuôi lồng bè, nuôi đáy mà rất ít địa phương trong cả nước có được. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có lợi thế gần với các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn như Trung Quốc, Hồng Kông và là cửa ngõ quan trọng của cộng đồng kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Đây là tiền đề để kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

Hội thảo về công nghệ nhuộm lưới chống bám bẩn trong nuôi trồng thủy sản

Vừa qua, tại Thành phố Hạ Long, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo về công nghệ nhuộm lưới chống bám bẩn trong nuôi trồng thủy sản.

Từ người làm công trở thành ông chủ trang trại nấm

Từ một người làm công cho một trang trại trồng nấm mèo, với lòng khát khao lập nghiệp, sự yêu nghề, sáng tạo đã giúp anh Nguyễn Văn Thái xây dựng thành công trang trại nấm đầu tiên tại vùng đất xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Thu nhập tăng thêm nhờ nuôi heo rừng bán hoang dã

Trong bối cảnh người nuôi heo rơi vào khủng hoảng cung vượt cầu, thịt heo liên tục rớt giá, người nuôi thua lỗ kéo dài, việc đầu tư nuôi heo rừng bán hoang dã tại hộ gia đình ông Trần Văn Dương (ngụ ở ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là hướng sản xuất bền vững, mỗi năm mang lại thu nhập tăng thêm cho gia đình cả 100 triệu đồng.