Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tâm huyết đưa giống “cam Cara ruột đỏ” phát triển tại Lâm Đồng và cả vùng Tây Nguyên

Tại Việt Nam có nhiều giống cam ngon như cam Cao Phong, cam Vinh, cam Hàm Yên, cam xã Đoài… Nhưng gần đây, cam Cara ruột đỏ được thị trường rất ưa chuộng, là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Khác với hầu hết các loại cam có ruột vàng hay vàng nhạt, cam Cara có vỏ màu vàng sáng rất bắt mắt, có đỉnh lõm nên nhìn bên ngoài không thể lẫn với giống cam khác. Khi bổ ra, ruột có màu đỏ thẫm. Sở dĩ, cam Cara có màu đỏ đặc trưng là do bên trong thành phần có chứa hàm lượng dưỡng chất Lycopene và Carotenoid. Theo nghiên cứu thì chất Carotenoid rất tốt cho cơ thể, phù hợp với những người có chế độ ăn kiêng, có tác dụng giảm cân hiệu quả, giảm lượng calo dư thừa, còn chất Lycopene cũng giúp chống ung thư, giảm đi phần lớn nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, bàng quang, cổ tử cung và da.

Lâm Đồng: Thành quả 20 năm phát triển cá nước lạnh và giải pháp trong thời gian tới

Vừa qua, tại thành phố Đà Lạt, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm phát triển cá nước lạnh, đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại các tỉnh, thành trong cả nước thời gian tới. Hội nghị dưới sự chủ trì của ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản, ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam và ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng. Hội nghị có sự tham gia của đại diện 18/21 tỉnh trong cả nước có nuôi cá nước lạnh, chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung.

Triển vọng phát triển nghề trồng nấm tại Lâm Đồng

Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, PP,… và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Lâm Đồng: Người tiên phong áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp

Theo chân chị Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lâm (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), chúng tôi đến thăm trang trại rộng khoảng 1,4 ha của gia đình ông Nguyễn Văn Cường ở thôn 5 (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà) - một nông dân tiên phong áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp của xã. Đây là trang trại có thể được đánh giá là tự động hóa cao trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Phát triển ngành hoa tại tỉnh Lâm Đồng theo hướng bền vững, hiện đại

Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 977.395 ha, khí hậu ôn hoà quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 mm, tài nguyên thực vật rất phong phú. Bên cạnh các cây công ngiệp chủ lực như cà phê, chè, điều, dâu tằm… thì ngành sản xuất rau, hoa của Đà Lạt - Lâm Đồng được xem là thế mạnh và nổi tiếng cả nước, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp thông minh kết hợp du lịch sinh thái tại Đà Nẵng

Nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn là quá trình sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa canh tác truyền thống và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cùng những phương pháp quản lý hiện đại theo chu trình khép kín. Các chất thải, phế phẩm, phụ phẩm của quá trình sản xuất này lại làm nguyên liệu, đầu vào cho quá trình sản xuất khác để tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, gia tăng giá trị sử dụng nguyên liệu, góp phần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Hội chợ Thủy sản và sản phẩm OCOP khu vực duyên hải miền Trung

Vừa qua, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các cơ quan hữu quan tại tỉnh Bình Định và Công ty cổ phần truyền thông quốc tế Nam Việt Galaxy tổ chức “Hội chợ Thủy sản và sản phẩm OCOP khu vực Duyên hải miền Trung”.

Phát triển dược liệu hữu cơ dưới chân núi Langbiang

Từ niềm đam mê và tâm huyết với nông sản hữu cơ, chị Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Hiếu Linh đã cùng “team” của mình, tạo nên một vùng Thung lũng Khát vọng xanh, sản xuất rau, củ, quả hữu cơ, đặc biệt là sản phẩm dược liệu hữu cơ dưới chân núi Langbiang và chế biến ra những sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, giám sát môi trường không khí, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi

Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tốt hơn, nhận thức và nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn theo đó được nâng lên, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải thay đổi và phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào trong chăn nuôi. Do đó việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là nhu cầu cấp thiết với sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc làm này sẽ giúp giảm nhân công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Từ những thực tế nêu trên, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã xây dựng và phát triển “Mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa (ứng dụng công nghệ số) trong sản xuất, giám sát môi trường không khí, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi”. Đến nay mô hình đã khẳng định được những ưu điểm vượt trội.

Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại Lâm Đồng

Nghề nuôi cá nước lạnh tại tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo Đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh từ năm 2006, đến năm 2013 sản phẩm cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cá nước lạnh Đà Lạt” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc để sản phẩm cá nước lạnh được vận chuyển, tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong cả nước.