Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Trang trại thông minh Delco- Mô hình nông nghiệp 4.0

Trước nhu cầu của người tiêu dùng về nông sản sạch ngày càng cao, với phương châm không chỉ cung cấp những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người tham gia sản xuất đó chính là tiêu chí mà trang trại thông minh công nghệ cao Delco (xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành) muốn hướng tới.

Mô hình nuôi lợn sạch bằng thảo dược- Hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi

Từ đầu năm 2017 đến đầu năm 2018 vừa qua, giá lợn xuống quá thấp khiến cho nhiều hộ, trang trại chăn nuôi lợn lao đao nhưng mô hình nuôi lợn bằng cám men vi sinh của anh Lê Hữu Phương ở thôn Đồng Đông, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành vẫn đứng vững và cho xuất chuồng đều đặn. Sử dụng thức ăn được chế biến bởi các thành phần từ thảo dược, không có hoóc môn tăng trưởng mà lại có chất axít hữu cơ và chất khoáng cao, mô hình nuôi lợn sạch bằng thảo dược của anh Phương bước đầu thành công và cung cấp cho thị trường nguồn thịt lợn sạch và chất lượng.

Tổ Cộng đồng vùng nuôi trồng thủy sản Hà An - Mô hình quản lý hiệu quả

Hiện nay hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây vấn đề dịch bệnh trên các đối tượng nuôi liên tục xảy ra cùng với những ảnh hưởng của biến đối khí hậu đã và đang đe dọa đến sự phát triển của ngành.

Đặc điểm hình thái và quy trình phòng trừ sâu đo ăn lá hại cây keo tai tượng

Tại Quảng Ninh, Keo tai tượng là một trong những đối tượng được trồng phổ biến của tỉnh. Để góp phần phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả, tăng sức sản xuất trên cây keo, hộ sản xuất cần biết một số kiến thức về đặc điểm nhận biết và qui trình phòng trừ một số loại sâu bệnh hại cây.

Thu nhập cao từ mô hình ương cá bớp trong ao đất

Từ giai đoạn trứng được ấp nở đến cá giống có kích thước 10cm, thời gian ương khoảng 60 ngày. Tỷ lệ sống tuy còn thấp, nhưnglợi nhuận mà anh Nguyễn Hoàng Oanh thu đượctừ con giống cá bớp (tên khoa học Rachycentron canadum) hàng năm lên đến con số tiền tỷ.

Nuôi cá nước ngọt lợi nhuận 250 triệu đồng/ha/năm

Nhận thấy nguồn tiêu thụ cá nước ngọt tại địa phương và các vùng lân cận rất lớn. Anh Đoàn Văn Ngự sinh năm 1969 ngụ tại thôn 11, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh đã mạnh dạn chuyển đổi 4 ha đất lúa kém hiệu quả và đất sình sang nuôi cá nước ngọt theo hướng bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng rau ăn lá - lợi nhuận 50 triệu đồng/tháng

Qua lời giới thiệu của chị Đào Kim Chi, Khuyến nông viên xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, tôi đến thăm mô hình trồng rau ăn lá mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực của gia đình anh Nguyễn Hồng Hiệp ở thôn Phú Hòa, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Với tổng diện tích 8 sào đất của gia đình, anh Hiệp đã đầu tư 2,5 sào nhà kính và 4 sào nhà lưới để trồng các loại rau ăn lá ngắn ngày, sản xuất theo quy trình VietGAP như: cải xanh, cải thìa, dền tía, mã đề… Thời gian trồng các loại rau ăn lá chỉ khoảng 13 - 14 ngày; cải thìa, dền tía,… 25 ngày bắt đầu cho thu hoạch.

Người phụ nữ đơn thân với mô hình nuôi bò sữa khép kín

Trên con đường thảm nhựa bê tông chạy vòng quanh mấy ngọn đồi đi về phía Tây bắc thành phố Bảo Lộc, về với xã Đam B’ri nơi đây có ngọn thác hùng vĩ với cánh rừng nguyên sinh thơ mộng và trữ tình, là địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước; nhưng bên cạnh khu du lịch ấy vẫn có những người nông dân cần cù, nhẫn nại, một nắng hai sương, họ vượt lên chính mình để có cuộc sống no ấm.

Chuyển đổi cây trồng phù hợp cho thu nhập cao

Thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đồi núi phù hợp với các loại cây ăn trái đặc sản như cam, quýt, hồng nhưng do biến đổi khí hậu, thời tiết nóng dần lên do đó nhiều loại cây trồng đã không còn phù hợp và cho hiệu quả với đồng đất này, cụ thể như diện tích hồng ăn trái của thị trấn D’ran hiện nay chỉ còn trên 900 ha giảm rất nhiều so với các năm trước do không còn hiệu quả nên người dân tự chuyển đổi sang trồng các loại rau quả khác, có một vài hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó phải kể đến mô hình trồng cây Phúc bồn tử của hộ gia đình ông Huỳnh Văn Sang với diện tích 3 sào ở thôn Ha Ma Sing, thị trấn D’ran - huyện Đơn Dương.

Lâm Đồng: Giá trị sản xuất trên 01ha tăng 3,5 lần so với năm 2008

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Trung ương 7 khóa X đã khẳng định là chủ trương đúng đắn, toàn diện của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh, nhiều chương trình, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được triển khai thực hiện, thông qua đó sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 36.743 tỷ đồng tăng 26.744,6 tỷ đồng so với năm 2008; giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác năm 2017 đạt 158 triệu đồng/ha/năm,tăng 3,5 lần so với năm 2008, thu nhập nhập bình quân đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm (vượt xa mục tiêu so với chương trình hành động số 68 của Tỉnh ủy là đến năm 2020 giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác 70-80 triệu đồng/ha/năm).