Ông Nguyễn Văn Tiên ở thôn Chính Tiến, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ sang chăn nuôi gà thả vườn, đồi cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Với mong muốn đưa sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng, ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Trường ở thôn Râm, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những tháng gần cuối năm là thời điểm bà con xã viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đất Làng (xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt) tập trung thu hái trái hồng tươi để chế biến thành hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản cung ứng cho bạn hàng gần xa. Với chất lượng vượt trội, trái hồng treo gió của nông dân xã Xuân Trường ngày càng được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao. Sản phẩm này cũng đã được công nhận OCOP 3 sao.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu tự nhiên cung cấp cho ngành công nghiệp dược và y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và cả nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, trữ lượng ngày càng giảm do chưa có kế hoạch nuôi trồng, khai thác và bảo tồn hợp lý. Bên cạnh đó, việc trồng và chế biến cây dược liệu còn gặp nhiều khó khăn do mức đầu tư khá lớn, thời gian đầu tư thường dài hơn một số cây rau màu ngắn ngày; sản xuất cây dược liệu còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững, chưa có quy hoạch, thiếu đầu tư đúng mức về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường.
10 năm trở lại đây, xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) đã nổi lên là địa phương có diện tích trồng hoa, cây cảnh dân dụng lớn nhất miền Bắc, với đủ loại cây ngắn ngày, đáp ứng cho nhu cầu trồng thảm, trồng viền, giỏ treo trong khuôn viên, tiền sảnh hoặc nội thất gia đình, công sở. Trong đó có các dòng hoa đồng tiền được giâm trồng trên chậu rất đẹp mắt và tiện dụng.
Làm 1.000m2 sàn chuồng dưới tán cây tiêu, sử dụng cành cây trụ tiêu ngay tại vườn tiêu 2 ha làm thức ăn chính cho dê, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Văn Định ở ấp Phú Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xuất bán trên 500 con dê cho lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Tận dụng lợi thế từ những đồi vải, đồi nhãn rộng mênh mông, người dân ở huyện Yên Thế đã phát huy nuôi gà đồi bài bản và cho thu nhập rất cao.
Ông Trần Văn Chanh (ấp Phú Tài, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nuôi gà trống thiến thả rông dưới vườn cây ăn trái mỗi năm cho thu nhập tăng thêm khoảng 100 triệu đồng.
Với nghị lực, niềm đam mê nông nghiệp, chàng trai trẻ Tòng Văn Toản, 30 tuổi, dân tộc Thái, giám đốc hợp tác xã nông nghiệp Toản Duyên ở bản Phổng, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã góp phần mang lại sức sống mới cho mảnh đất đầy gian khó nơi vùng III của thượng nguồn sông Mã.
Xã Liêng Srônh là một trong những xã nghèo của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với hơn 75% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, bên cạnh cây cà phê, nhiều loại cây trồng khác như chanh, bưởi, sầu riêng… được bà con nông dân trên địa bàn xã đưa vào trồng và cho những kết quả tích cực, cả về năng suất lẫn chất lượng. Đặc biệt, vài năm gần đây, chanh không hạt được người dân địa phương lựa chọn nhiều, trồng thuần hoặc trồng xen trong vườn cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con. Điển hình như mô hình trồng chanh không hạt của gia đình anh Lâm Xuân Phát ở thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông. Đây là mô hình được nhiều người dân đến tham quan, học hỏi để nhân rộng.