Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phú Thọ: Phát triển sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ

Theo Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ, cây chè có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ. Việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè là chủ trương của tỉnh đối với loại cây trồng trọng điểm có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu và thu nhập ổn định cho người dân.

Thâm canh chè chất lượng cao theo hướng hữu cơ và liên kết tiêu thụ sản phẩm

Cây chè là một trong những cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng đứng thứ hai sau cây cà phê trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng. Đầu năm 2022, tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 11.139,2 ha. Chủ yếu diện tích trồng chè tập trung tại TP. Bảo Lộc (2.505 ha), huyện Bảo Lâm (7.150 ha), huyện Di Linh (505,6 ha), TP. Đà Lạt (236,3 ha) và huyện Lâm Hà (164 ha).

Chế phẩm thay thế hiệu quả phân bón lá trên cây hoa

Là giáo viên dạy Toán cho một trường phổ thông trên địa bàn, bằng sự đam mê với nông nghiệp, chàng trai trẻ Phạm Ngọc Khánh ở thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt đã sáng chế thành công “Chế phẩm PNK01” – Chế phấm giúp người trồng hoa không chỉ ở xã Xuân Thọ mà nhiều nông hộ đang trồng hoa tại thành phố Đà Lạt tin dùng, thay thế hoàn toàn phân bón lá, giúp cây hoa mập thân, lá to xanh dày, phát triển mạnh và toàn diện, tăng hiệu quả kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn giá vật tư phân bón tăng cao như hiện nay.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ các loại nấm cho nông dân

Trong những năm qua, tại huyện Đức Trọng, nhờ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nên đã khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt tạo cho người nông dân thêm một nghề trồng nấm sạch sẽ, ko thuốc hóa chất.

Kết quả triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi, có quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn, với nhiều công nghệ, thiết bị, giống mới được sử dụng; thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, tính đến năm 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng còn khá thấp, chỉ có khoảng 105,24 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn tỉnh (trong đó lĩnh vực trồng trọt chỉ có 14,04 ha chứng nhận hữu cơ và bán hữu cơ là 21,2 ha, trong lĩnh vực chăn nuôi là 70ha đồng cỏ). Diện tích này chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 0,035%) và chiếm khoảng 0,186% trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ.

Quảng Ninh: Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số

Đổi mới tư duy từ nuôi vịt theo phương thức truyền thống sang mô hình nuôi vịt công nghệ cao khép kín đang là hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về dịch bệnh trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Bắc Giang: Một nông dân nuôi lợn thu tiền tỷ

Ông Hoàng Đình Quê (thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), một trong 10 người được vinh danh công dân Bắc Giang ưu tú năm 2022 đã truyền cảm hứng cho những người trẻ làm giàu trên ngay chính quê hương mình.

Hiệu quả mô hình “Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu khoai tây hàng hóa tập trung gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ Đông 2022”

Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất khoai tây hàng hóa gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm góp phần hoàn thành tiêu chí số 13.1,13.3,13.8 Tổ chức sản xuất tại xã nông thôn mới kiểu mẫu về đích năm 2022. Vụ Đông năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã thực hiện mô hình “Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu khoai tây hàng hóa tập trung gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ Đông 2022” với quy mô 15 ha, giống khoai được chọn là giống khoai Atlantic – Hà Lan, tại xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đặc biệt đây là mô hình giúp địa phương hoàn thành tiêu chí 13.1, 13.3,13.8 về mô hình Tổ chức sản xuất tại xã nông thôn mới kiểu mẫu về đích năm 2022.

Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi cho hiệu quả kinh tế cao

Ông Nguyễn Văn Tiên ở thôn Chính Tiến, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ sang chăn nuôi gà thả vườn, đồi cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Dưa chuột Xuân Trường - sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang

Với mong muốn đưa sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng, ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Trường ở thôn Râm, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.