Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tuyên Quang: Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao

Anh Nguyễn Văn Luyện (thôn 20, xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học áp dụng công nghệ cao, mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tuyên Quang: Nâng cao thu nhập nhờ nuôi ong mật

Phát huy lợi thế về địa hình và diện tích rừng với điều kiện thời tiết thuận lợi, những năm gần đây một số hộ dân ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đem lại nguồn thu nhập ổn định, trong số đó có gia đình ông Phùng Thanh Tiến tại thôn Nà Mu.

Vĩnh Phúc: Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng có nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ, cung cấp sản phẩm an toàn ra thị trường. Là tỉnh tiên phong đi đầu cả nước về chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nhất là trước yêu cầu sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Lâm Đồng: Hiệu quả từ mô hình nuôi dúi sinh sản

Nhiều năm nay, gia đình anh Cao Lợi tại thôn Ninh Hòa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dúi sinh sản. Hiện nay, với đàn dúi 250 con (100 con trong độ tuổi sinh sản, 150 con nuôi thịt thương phẩm), mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vườn cà rốt cọng tím theo hướng hữu cơ lớn nhất tại Đà Lạt

Nhắc đến “cà rốt Đà Lạt”, các thương lái và người tiêu dùng cần biết đến xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt - đây là vùng đất nằm ở phía Đông thành phố, là vùng chuyên canh cà rốt từ hơn nửa thế kỷ nay, với diện tích hơn 120 ha, được trồng chủ yếu tại thôn Lộc Quý và thôn Đa Quý của xã.

Nuôi thỏ, trồng rau công nghệ cao, nông dân giỏi ở Bắc Ninh là những tỷ phú, triệu phú

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trên địa bàn Bắc Ninh đã hình thành những nông dân thế hệ mới dám nghĩ, dám làm và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quảng Ninh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khai thác thủy sản

Do ảnh hưởng dịch bệnh kéo dài, thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường Trung Quốc bị gián đoạn, giá xăng dầu liên tục tăng cao, các chi phí vật tư phục vụ cho mỗi chuyến đi biển tăng khoảng 30% so với cùng kỳ đã tạo áp lực rất lớn cho người sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân.

Chàng thanh niên bén duyên với nghề nuôi thỏ

Về xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng khi nghe nói đến món “thịt thỏ” thì không ai không biết đến trại thỏ Huy Thương nằm ở thôn Hòa Bình. Trại thỏ được chàng thanh niên trẻ Hoàng Quốc Huy chăn nuôi và cung cấp ra thị trường các loại thỏ giống, thỏ thịt. Thấy được việc nuôi thỏ không quá khó, đầu năm 2020, anh Huy đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, mua giống và bắt tay vào nuôi thỏ giống Newzealand thương phẩm trên mảnh vườn của mình. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình trong hơn 2 năm trở lại đây.

Lâm Đồng: Hội thảo Nông nghiệp hữu cơ - Nông nghiệp thông minh huyện Lạc Dương

Vừa qua, UBND huyện Lạc Dương đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng tổ chức “Hội thảo Nông nghiệp hữu cơ - Nông nghiệp thông minh huyện Lạc Dương”. Hội thảo dưới sự chủ trì của TS. Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Văn châu - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, ông Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương.

Phú Thọ: Xã có hơn 2.000 bò thịt, nhiều hộ thu nhập 300 - 500 triệu đồng/năm

Những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, vì thế nhu cầu về sức kéo giảm hẳn, việc chăn nuôi bò của người dân dần chuyển sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa thương phẩm.