Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hiệu quả liên kết và tiêu thụ nông sản trong mùa dịch Covid - 19 tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng thì việc mở rộng chuỗi giá trị nông sản thực phẩm là điều tất yếu phải thực hiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và xa hơn nữa là phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững.

Xây dựng sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ

Huyện Cát Tiên là huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, nằm dọc sông Đồng Nai có hệ thống thủy lợi, đường giao thông nội đồng khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Lúa là cây trồng chủ lực của huyện. Đây là sản phẩm được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Phát triển cùng Tổ Hợp Tác sản xuất rau VietGAP Châu Pha

Từ cuối năm 2019, khi dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP” do Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kết hợp Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Miền Đông Nam bộ kết thúc. Với quy mô 5 ha, 20 hộ nông dân tham gia dự án tại xã Châu Pha, TX Phú Mỹ, tỉnh BR-VT được cấp giấy chứng nhận Tổ Hợp Tác sản xuất rau VietGAP Châu Pha, vẫn duy trì sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cho mỗi thành viên.

Vĩnh Phúc: Tiên phong chuyển đổi số vào nuôi thâm canh cá nước ngọt

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp cùng Công ty Tép Bạc tổ chức hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá”. Tham dự Hội thảo gồm lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, Lãnh đạo Công ty Tép Bạc và các hộ dân tham gia mô hình thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng đèn Led trong sản xuất thanh long trái vụ

Công nghệ LED với các dải ánh sáng thích hợp cho các loại cây trồng, rất có ích trong việc cải thiện năng suất cây trồng một cách tự nhiên mà không cần phải sử dụng thêm các loại thuốc kích thích hay phân bón hóa học. Sử dụng công nghệ LED tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu suất canh tác, tránh lãng phí.

Nhân rộng mô hình sử dụng các loài côn trùng thiên địch và các chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch hại cho cây trồng

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp có nhiều phát triển vượt bậc và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất và chất lượng tăng cao. Tuy nhiên, cũng có mặt trái của vấn đề, đặc biệt là việc sử dụng các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật vào phòng trừ các loại dịch hại gây hại cây trồng.

Xen canh mang lại lợi ích kép cho nông dân Lâm Đồng

Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhóm tiêu chí về “thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất” đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi, thu nhập ổn định thì bà con nông dân mới có điều kiện đóng góp công sức, tiền của cùng nhà nước xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực. Để góp phần thực hiện nhóm tiêu chí nói trên, một trong những giải pháp được nông dân Lâm Đồng ưu tiên triển khai, đó là xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng 1 đơn vị diện tích đất canh tác.

Lâm Đồng: Trên 200 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất sau dịch bệnh, thiên tai

Lâm Đồng có 369.690 ha đất sản xuất nông nghiệp, trải dài từ độ cao 200-1500m với nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau, là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh với nhiều loại nông đặc sản ưu thế so với các vùng khác như: chè, cà phê, dâu tằm, bò sữa, cá nước lạnh, rau, hoa, quả cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới.

Thực trạng xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Trong các năm qua, việc xây dựng nền nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng theo hướng hiện đại, bền vững luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện với nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực và phù hợp với thực tế của địa phương. Việc phát triển bền vững không thể tách rời với công tác xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ nông sản. Do đó, tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng, phát triển chuỗi liên kết.

Hiệu quả từ mô hình sử dụng chế phẩm sinh học

Về xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, không ai không biết đến vườn tiêu của gia đình anh Bùi Ngọc Hoàng ở thôn Hai Bà Trưng. Với diện tích gần 02ha, trong đó 1ha diện tích tiêu trồng thuần với 1.300 trụ, 7.000m2 tiêu xen vườn cà phê và hơn 2 sào thanh long ruột đỏ đang cho thu hoạch. Tất cả đều được anh Hoàng chăm sóc vườn cây bằng chế phẩm sinh học, hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân bón hóa học và tuyệt đối không dùng thuốc cỏ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng trong vườn.