Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giàu từ vật nuôi đặc sản: Trang trại thỏ 3.000 con cho lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng

Anh Hà Minh Tuấn Anh được xem là người đầu tiên tại Thường Xuân (Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi thỏ thương phẩm quy mô lớn trên địa bàn huyện.

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp thông minh kết hợp du lịch sinh thái tại Đà Nẵng

Nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn là quá trình sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa canh tác truyền thống và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cùng những phương pháp quản lý hiện đại theo chu trình khép kín. Các chất thải, phế phẩm, phụ phẩm của quá trình sản xuất này lại làm nguyên liệu, đầu vào cho quá trình sản xuất khác để tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, gia tăng giá trị sử dụng nguyên liệu, góp phần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Hội chợ Thủy sản và sản phẩm OCOP khu vực duyên hải miền Trung

Vừa qua, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các cơ quan hữu quan tại tỉnh Bình Định và Công ty cổ phần truyền thông quốc tế Nam Việt Galaxy tổ chức “Hội chợ Thủy sản và sản phẩm OCOP khu vực Duyên hải miền Trung”.

Phú Thọ: Phát triển nuôi cá tầm ở một xã miền núi

Thôn Xe Ngà, xã Mỹ Lương (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) là vùng núi nơi có điều kiện khí hậu, hệ sinh thái tự nhiên, môi trường và nguồn nước suối chảy từ khe núi có nhiệt độ tương đối thấp, rất thuận lợi cho việc nuôi các loài cá nước lạnh.

Trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ cho thu nhập khá

Đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của hộ anh Hoàng Văn Thương (thôn C2, Yên Trường xã Thanh Yên, huyện Điện Biên) chúng tôi thật sự cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân này. Những bãi màu hoang sơ trước kia, nay đã trở thành vườn bưởi, mít, ổi, na… bạt ngàn xanh mướt.

Nuôi giun trùn quế bằng phế phẩm nông nghiệp

Với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp vợ chồng anh Trần Văn Lực (sinh năm 1995) ở thôn 5 xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã biến chất thải chăn nuôi thành nguyên liệu đầu vào để nuôi giun trùn quế (giun quế), vừa mang lại thu nhập ổn định vừa cải tạo môi trường sống.

Phát triển dược liệu hữu cơ dưới chân núi Langbiang

Từ niềm đam mê và tâm huyết với nông sản hữu cơ, chị Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Hiếu Linh đã cùng “team” của mình, tạo nên một vùng Thung lũng Khát vọng xanh, sản xuất rau, củ, quả hữu cơ, đặc biệt là sản phẩm dược liệu hữu cơ dưới chân núi Langbiang và chế biến ra những sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, giám sát môi trường không khí, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi

Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tốt hơn, nhận thức và nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn theo đó được nâng lên, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải thay đổi và phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào trong chăn nuôi. Do đó việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là nhu cầu cấp thiết với sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc làm này sẽ giúp giảm nhân công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Từ những thực tế nêu trên, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã xây dựng và phát triển “Mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa (ứng dụng công nghệ số) trong sản xuất, giám sát môi trường không khí, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi”. Đến nay mô hình đã khẳng định được những ưu điểm vượt trội.

Hải Dương: Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, tạo động lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Hà Giang: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Trong những năm qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) đã xuất hiện và gây hại tại hầu hết các huyện và thành phố trong tỉnh Hà Giang. BDTLCP gây thiệt hại lớn về chăn nuôi lợn tại các địa phương. Nhằm chủ động và bình ổn giá cả các loại thực phẩm từ chăn nuôi, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm; trong đó, tập trung triển khai chương trình Tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi.