Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hà Tĩnh: Phát triển trang trại nuôi gà hướng tới đẻ trứng Omega 3

Cơ thể con người không thể tự sản xuất ra Omega 3 mà phải nhờ nguồn thực phẩm bên ngoài bổ sung vào. Đây cũng chính là lý do và mục tiêu mà HTX Chăn nuôi tổng hợp Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hướng tới nuôi gà đẻ trứng Omega 3.

Thái Nguyên: Phát triển thương hiệu gà đồi Phú Bình

Là một trong những huyện trung du, miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, nhắc đến Phú Bình, nhiều người nghĩ đến nếp Thầu Dầu, ổi Linh Sơn, gạo bao thai Định Hóa, nem chua Đại Từ… Mảnh đất này còn nổi tiếng với một đặc sản khác là gà đồi Phú Bình.

Lâm Đồng: Mô hình trồng rau thủy, khí canh công nghệ cao lãi 7 - 8 tỷ/ha/năm

Là một trong những người đầu tiên trồng rau thủy canh, bà Nguyễn Thị Huệ, tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đang sở hữu khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rộng đến 7ha với quy mô hoành tráng và rất hiện đại. Ở đây, quá nửa diện tích được đầu tư các trang thiết bị hiện đại để sản xuất rau thủy canh, số diện tích còn lại mặc dù cây trồng vẫn được trồng dưới mặt đất, nhưng kỹ thuật canh tác rất cao.

Quảng Nam: Nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm gần đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh việc phát triển các mô hình chăn nuôi gà, bò, heo… nông dân trong huyện còn nuôi thỏ lai. Bước đầu mô hình mới mẻ này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hòa Bình: Trồng ớt xuất khẩu thu nhập 250 triệu đồng/ha

Đến xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, nhiều hộ dân nơi đây phấn khởi vì có một cái tết no ấm nhờ hiệu quả của các mô hình trồng cây ăn quả, trồng bí xanh, trồng mướp đắng lấy hạt, trồng ớt… Trong đó mô hình trồng ớt xuất khẩu năm 2017 đem lại hiệu quả và thu nhập cao cho bà con.

Thanh Hóa: Thu nhập 500 triệu đồng/năm từ mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Anh Lê Ngọc Đạt, xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là tấm gương làm kinh tế giỏi, năng động trong công tác Đoàn. Anh đã xây dựng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao, vươn lên làm giàu với thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 11 lao động với mức lương 3-5 triệu/người/tháng.

Hưng Yên: Phát triển kinh tế trang trại từ mô hình trồng cây ăn quả

Anh Đỗ Văn Hùng ở thôn Cao Quán, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là Bí thư đoàn xã luôn đi đầu trong phong trào thanh niên lập nghiệp làm giàu. Hiện tại vợ chồng Hùng cũng đang sống trong căn nhà mặt phố của thị tứ Bô Thời (huyện Khoái Châu) sầm uất nhưng anh vẫn quyết định lựa chọn cách làm giàu bằng nghề nông.

Lạng Sơn: Trồng cam đường Canh thu hàng trăm triệu/năm

Vườn cam đường Canh của anh Hoàng Xuân Trang thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhiều người không khỏi choáng ngợp trước hình ảnh cam sai trĩu rủ xuống đất, sáng đỏ cả một vùng đồi. Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại mảnh đất cách mạng Bắc Sơn, anh Trang luôn tìm hướng phát triển kinh tế cho bản thân. Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 2007 anh đi xuất khẩu lao động Malaysia với mong muốn tích góp chút vốn rồi quay về quê hương phát triển kinh tế nhưng công việc cũng vất vả nên đến năm 2009 anh quyết định nghỉ việc và trở về quê hương làm kinh tế trang trại.

Quảng Ninh: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi gia cầm

Với quyết tâm học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Mạnh Hà ở thôn 1, xã Quảng Thắng, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã từng bước làm giàu với mô hình chăn nuôi gia cầm và trồng rừng. Anh cũng là một tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện...

Phát triển thương hiệu rau an toàn Vĩnh Phúc

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 2014, hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Từ tháng 02/2017, sau khi HTX được nhận bàn giao nhà sơ chế tại thôn 8, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, HTX đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 3ha, với 27 thành viên là các hộ sản xuất có kinh nghiệm trong trồng mướp và su su ăn quả.