Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chuyển đổi cây trồng phù hợp cho thu nhập cao

Thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đồi núi phù hợp với các loại cây ăn trái đặc sản như cam, quýt, hồng nhưng do biến đổi khí hậu, thời tiết nóng dần lên do đó nhiều loại cây trồng đã không còn phù hợp và cho hiệu quả với đồng đất này, cụ thể như diện tích hồng ăn trái của thị trấn D’ran hiện nay chỉ còn trên 900 ha giảm rất nhiều so với các năm trước do không còn hiệu quả nên người dân tự chuyển đổi sang trồng các loại rau quả khác, có một vài hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó phải kể đến mô hình trồng cây Phúc bồn tử của hộ gia đình ông Huỳnh Văn Sang với diện tích 3 sào ở thôn Ha Ma Sing, thị trấn D’ran - huyện Đơn Dương.

Lâm Đồng: Giá trị sản xuất trên 01ha tăng 3,5 lần so với năm 2008

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Trung ương 7 khóa X đã khẳng định là chủ trương đúng đắn, toàn diện của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh, nhiều chương trình, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được triển khai thực hiện, thông qua đó sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 36.743 tỷ đồng tăng 26.744,6 tỷ đồng so với năm 2008; giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác năm 2017 đạt 158 triệu đồng/ha/năm,tăng 3,5 lần so với năm 2008, thu nhập nhập bình quân đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm (vượt xa mục tiêu so với chương trình hành động số 68 của Tỉnh ủy là đến năm 2020 giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác 70-80 triệu đồng/ha/năm).

Hưng Yên: Biến ruộng trũng thành trang trại VAC trù phú

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, sau hơn 10 năm sản xuất theo cách lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng anh Hương đã chuyển đổi được gần 1ha ruộng trũng thành trang trại VAC trù phú, cho thu nhập 500 triệu đồng/năm.

Nam Định: Nổi tiếng với nghề trồng cỏ Nhật

Xã Điền Xá (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) không chỉ là nơi chuyên trồng và cung cấp cây cảnh lớn nhất miền Bắc mà còn nổi tiếng với nghề trồng cỏ Nhật.

Vĩnh Phúc: "Hốt bạc" nhờ chăn nuôi vịt trời

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc "hốt bạc" nhờ chăn nuôi vịt trời thương phẩm quy mô lớn.

Hải Dương: Mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học nuôi thủy sản ở ao nổi

Nuôi thả thủy sản trong ao nổi được đánh giá là một phương pháp mới, khắc phục các nhược điểm của ao đất truyền thống. Mặc dù thời gian áp dụng chưa dài nhưng kết quả bước đầu đã khẳng định được nhiều ưu thế nổi trội như không phá vỡ hiện trạng đồng ruộng, giảm chi phí nuôi, hạn chế dịch hại và cho năng suất cao. Ông Nguyễn Văn Khôi (thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) là một điển hình đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thả thủy sản ở ao nổi.

Hưng Yên: Nuôi 60 con bò sữa, thu nhập 1,4 tỷ đồng/năm

Trong khi hầu hết các hộ dân ở xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đều chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả sản xuất thấp sang chuyên canh hoa, cây cảnh, hiệu quả kinh tế cao, thì gia đình ông Đàm Văn Hân và một số hộ vẫn kiên trì theo đuổi chăn nuôi bò sữa từ năm 2003 đến nay.

Hưng Yên: Xã thu trăm tỷ đồng/năm từ nghề nuôi vịt đẻ

Xã Ngũ Lão, huyện Kim Động, Hưng Yên có nghề chăn nuôi vịt đẻ (vịt sinh sản) nổi tiếng từ gần 60 năm qua. Trung bình mỗi ngày địa phương này có thể sản xuất và cung ứng ra thị trường gần 100.000 con vịt giống (vịt bóc trứng) các loại, lợi nhuận ước đạt 9 - 12 tỷ đồng/tháng (tuỳ thời điểm).

Lâm Đồng: Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ cà tím Nhật

Bên cạnh các loại cây rau màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật được nhiều hộ nông dân trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Điển hình như anh Vòng A Há, ở thôn An Bình, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng

Hưng Yên: 8X khởi nghiệp từ trồng nấm xuất khẩu

Mới ở tuổi 34, nhưng anh Nguyễn Văn Tú ở đội 2, thôn Trung Hoà, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên đã khá nổi danh trong nghề nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.