Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nam Định: Phát triển kinh tế trang trại nghề nuôi vịt trời

Từ 7 quả trứng “trời cho”, qua gần chục năm gây dựng, đàn vịt trời nhà anh Cao Văn Thành, xóm Tuyên Thủy, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã lên tới hàng nghìn con. Điều đặc biệt là đến nay mặc dù nguồn cung vịt trời đã gần như bão hòa với rất nhiều trang trại mọc lên khắp nơi nhưng sản phẩm vịt trời nuôi của nhà anh vẫn được khách hàng trong Nam ngoài Bắc ưa chuộng bởi chất lượng thịt vịt ngon giữ nguyên được hương vị của vịt tự nhiên.

Nam Định: Làm giàu từ nghề trồng nấm

Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, quê người, anh Vũ Tuấn Hiệp, xóm 12, xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã quyết định trở về quê để phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu với mong muốn mang lại một nghề mới cho bà con nông dân quê mình. Bởi trồng nấm vừa tạo việc cho bà con vừa tận dụng được lượng rơm rạ, mùn cưa tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưng Yên: Bí quyết chăn nuôi gà Đông Tảo đảm bảo chất lượng

Ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có khoảng 300 hộ chăn nuôi gà sinh sản và thương phẩm. Song những người tâm huyết, luôn mày mò với việc giữ gìn nguồn gen của gà, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình không nhiều.

Quảng Ninh: Thương hiệu dầu sở Bình Liêu sẽ xuất khẩu sang Pháp

Núi rừng vùng Đông Bắc ẩn trong mình rất nhiều những loại cây trồng dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây sở - loài cây đặc trưng của miền biên cương Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh không chỉ đem lại cho đồng bào hướng phát triển mới, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững mà còn trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút hàng vạn du khách đến với nơi đây.

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu

Năm 2008, qua sách báo, anh Đinh Văn Công ở thôn Cốc Phong, xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên biết đến mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó anh quyết tâm theo đuổi cách làm này. Từ 60 cặp chim giống ban đầu, đến nay trang trại của anh Công có trên 1.000 đôi chim sinh sản, mỗi năm cho thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Sơn La: Cung cấp trái cây an toàn cho siêu thị Hà Nội

Tỉnh Sơn La có gần 40.000ha cây ăn quả các loại, sản lượng ước đạt gần 200.000 tấn, doanh thu ước đạt 97,7 tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng giá trị ngành trồng trọt. Các cây ăn quả trồng tập trung, có sản lượng lớn gồm: Nhãn, xoài, sơn tra, bơ, cam. Mỗi loại quả gắn với đặc trưng từng địa phương như: Sông Mã vùng trồng nhãn tập trung lớn nhất cả tỉnh; chuối, xoài tròn Yên Châu; mận hậu, bơ, dâu tây, hồng giòn (Mộc Châu); xoài ghép Đài Loan (Mai Sơn)...

Bắc Ninh: Đổi đời nhờ nuôi ếch

Gia đình anh Phạm Công Ẩn, thôn Ðồng Ðông, xã Ðại Ðồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, gắn bó với nghề chăn nuôi hàng chục năm nay. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư với việc phát triển nuôi cá và vịt, từ năm 2013, anh bắt đầu vận động các hộ dân có diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả cho anh thuê thầu làm trang trại. Anh đã ký hợp đồng thuê hơn 8 mẫu ruộng và bắt đầu mô hình trang trại lớn.

Lâm Đồng: Sáng tạo hệ thống tưới nước tự động qua tin nhắn điện thoại

Chỉ bằng một chiếc điện thoại chàng thanh niên tốt nghiệp Trung cấp Cơ khí ở thành phố Đà Lạt đã sáng tạo việc tưới tiêu tự động bằng cách sử dụng tin nhắn điện thoại và công nghệ này bà con nông dân có thể tham khảo để phục vụ sản xuất.

Vĩnh Phúc: Mô hình VAC thu lãi lớn

Đó là trang trại vườn - ao - chuồng (VAC) của ông Lê Văn Xô ở thôn Đình, (xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).

Hòa Bình: Đẩy mạnh phát triển trồng cây ăn quả ở Lạc Thủy

Với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, thời gian gần đây, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Lạc Thủy ngày càng tăng, bước đầu hình thành những vùng sản xuất mang tính hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác của người dân.