Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hưng Yên: Phát triển kinh tế trang trại từ mô hình trồng cây ăn quả

Anh Đỗ Văn Hùng ở thôn Cao Quán, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là Bí thư đoàn xã luôn đi đầu trong phong trào thanh niên lập nghiệp làm giàu. Hiện tại vợ chồng Hùng cũng đang sống trong căn nhà mặt phố của thị tứ Bô Thời (huyện Khoái Châu) sầm uất nhưng anh vẫn quyết định lựa chọn cách làm giàu bằng nghề nông.

Lạng Sơn: Trồng cam đường Canh thu hàng trăm triệu/năm

Vườn cam đường Canh của anh Hoàng Xuân Trang thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhiều người không khỏi choáng ngợp trước hình ảnh cam sai trĩu rủ xuống đất, sáng đỏ cả một vùng đồi. Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại mảnh đất cách mạng Bắc Sơn, anh Trang luôn tìm hướng phát triển kinh tế cho bản thân. Sau khi tốt nghiệp THPT, năm 2007 anh đi xuất khẩu lao động Malaysia với mong muốn tích góp chút vốn rồi quay về quê hương phát triển kinh tế nhưng công việc cũng vất vả nên đến năm 2009 anh quyết định nghỉ việc và trở về quê hương làm kinh tế trang trại.

Quảng Ninh: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi gia cầm

Với quyết tâm học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Mạnh Hà ở thôn 1, xã Quảng Thắng, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã từng bước làm giàu với mô hình chăn nuôi gia cầm và trồng rừng. Anh cũng là một tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện...

Phát triển thương hiệu rau an toàn Vĩnh Phúc

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 2014, hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Từ tháng 02/2017, sau khi HTX được nhận bàn giao nhà sơ chế tại thôn 8, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, HTX đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 3ha, với 27 thành viên là các hộ sản xuất có kinh nghiệm trong trồng mướp và su su ăn quả.

HTX Minh Sáng, Nghệ An: Đặc sản trà thượng hạng xứ Nghệ

Vượt lên cách làm ăn thông thường, những người nông dân xã Hùng Sơn đã làm nên thương hiệu chè sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nức tiếng thơm, ngon. Là một trong những hộ đầu tiên đưa cây chè về với đất Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, bà Trần Thị Lý là người hiểu rõ sự thích hợp của thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất này đối với cây chè. Nhận thấy vùng nguyên liệu chè Hùng Sơn rất thích hợp để xây dựng nên thương hiệu chè sạch, làm thủ công nên gia đình bà đã bắt tay vào sản xuất chè Minh Sáng với cách làm khác người.

Nam Định: “Bỏ túi 400 triệu đồng/năm” từ 4 mẫu hoa hồng cổ

Đó là mô hình “độc nhất vô nhị” của gia đình anh Phạm Văn Trọng (xóm 9, Tân Tiến, làng Tân Bồi, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu).

Thái Bình: Thoát nghèo nhờ nuôi cá rô phi

Kiến Xương là huyện nội đồng nên từ lâu cá rô phi là một trong những đối tượng được địa phương xác định là con nuôi chủ lực. Do phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu nơi đây nên cá rất dễ nuôi, lớn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định. Ngoài ra, cá nuôi ở vùng nước ngọt nên thịt cá rất ngon, chắc.

Thái Bình: Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh lưu hồi

Không tốn công làm đất, chăm tưới và không mất nhiều diện tích nhưng vẫn có rau sạch, đó là ghi nhận từ mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh lưu hồi do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình triển khai tại xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình.

Nam Định: Làm giàu từ nuôi gà siêu trứng

Mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu trứng Ai Cập với quy mô lớn, anh Trần Văn Nam, ở xóm 8, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã trở thành điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã, của huyện và mở ra hướng phát triển mới cho nhiều hộ gia đình nông dân tại địa phương.

Nam Định: Làm giàu từ mô hình nuôi cá bống bớp

Các xã miền hạ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nằm giữa 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy với nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi đã tạo cho địa phương có nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp. Từ nhiều năm nay, huyện Nghĩa Hưng đã chủ động quy hoạch vùng nuôi, thành lập Hiệp hội nuôi cá bống bớp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tích cực xây dựng thương hiệu cho cá bống bớp.