Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hải Dương: Mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học nuôi thủy sản ở ao nổi

Nuôi thả thủy sản trong ao nổi được đánh giá là một phương pháp mới, khắc phục các nhược điểm của ao đất truyền thống. Mặc dù thời gian áp dụng chưa dài nhưng kết quả bước đầu đã khẳng định được nhiều ưu thế nổi trội như không phá vỡ hiện trạng đồng ruộng, giảm chi phí nuôi, hạn chế dịch hại và cho năng suất cao. Ông Nguyễn Văn Khôi (thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) là một điển hình đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thả thủy sản ở ao nổi.

Hưng Yên: Nuôi 60 con bò sữa, thu nhập 1,4 tỷ đồng/năm

Trong khi hầu hết các hộ dân ở xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đều chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả sản xuất thấp sang chuyên canh hoa, cây cảnh, hiệu quả kinh tế cao, thì gia đình ông Đàm Văn Hân và một số hộ vẫn kiên trì theo đuổi chăn nuôi bò sữa từ năm 2003 đến nay.

Hưng Yên: Xã thu trăm tỷ đồng/năm từ nghề nuôi vịt đẻ

Xã Ngũ Lão, huyện Kim Động, Hưng Yên có nghề chăn nuôi vịt đẻ (vịt sinh sản) nổi tiếng từ gần 60 năm qua. Trung bình mỗi ngày địa phương này có thể sản xuất và cung ứng ra thị trường gần 100.000 con vịt giống (vịt bóc trứng) các loại, lợi nhuận ước đạt 9 - 12 tỷ đồng/tháng (tuỳ thời điểm).

Lâm Đồng: Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ cà tím Nhật

Bên cạnh các loại cây rau màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật được nhiều hộ nông dân trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Điển hình như anh Vòng A Há, ở thôn An Bình, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng

Hưng Yên: 8X khởi nghiệp từ trồng nấm xuất khẩu

Mới ở tuổi 34, nhưng anh Nguyễn Văn Tú ở đội 2, thôn Trung Hoà, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên đã khá nổi danh trong nghề nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

An Giang: Kỹ sư tin học trồng rau thủy canh cho thu nhập cao

Anh Trần Võ Nhật Trường (35 tuổi, ở xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang) là chủ nhân vườn thủy canh 1.000m2 cho sản phẩm sạch, thu nhập cao.

Thái Nguyên: Làm giàu từ việc tái sử dụng phế phẩm

Nhờ tái sử dụng phế phẩm lâm nghiệp thành viên nén mùn cưa (một loại chất đốt), đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Huy Hưng – Nguyễn Thị Thanh Phương ở xóm Trại, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, Thái Nguyên mỗi năm thu nhập từ 400-600 triệu đồng.

Trang trại VAC cho thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Sau nhiều năm bươn trải bên ngoài với đủ thứ nghề cực nhọc, nhưng không khá, gia đình vẫn túng thiếu. Nhiều đêm mất cả ngủ, ông Lê Văn Thân, thôn 4, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã quyết tâm về nhà xây dựng trang trại vườn ao chuồng (VAC). Đến nay, ông đã thành công với mô hình dưới ao thả cá, trên vườn trồng xoài kết hợp nuôi 2 loài 4 chân là dê và cừu và thật mừng trang trại có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Bắc Ninh: Phụ nữ tiên phong mô hình trồng rau sạch

Chị Nguyễn Thị Luyên, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trở thành tấm gương tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” thời kỳ đổi mới vì sự mạnh dạn, quyết tâm của chị trong việc vận động chị em phụ nữ tham gia sản xuất rau sạch đem lại giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bắc Ninh: Trái ngọt từ gian nan

Đứng trên đê đoạn thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nhìn xuống cánh đồng cà rốt trải dài xanh mướt mát xen lẫn vài khoảnh ao con bên bờ sông Đuống hiền hòa như một bức tranh thủy mặc nên thơ của gia đình chị Mai, anh Thảo ít ai nghĩ rằng cách đây hơn 10 năm đó là vùng đất đầy cỏ dại với các thùng vũng đan xen do nạn tự do khoét đất làm gạch để lại.