Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất trồng dâu, nuôi tằm

Chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm xã Gia Hiệp (Di Linh) được thành lập từ tháng 9 năm 2017, là cầu nối cho các hội viên được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và từng bước phát triển. Đến nay, không còn cảnh phụ thuộc vào các đại lý cung cấp giống và thu mua mà bà con đã tự kiểm soát được sản phẩm của mình làm ra, mang lại lợi ích, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Tăng thu nhập từ việc trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê

Hiện nay, nhiều mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê như cây sầu riêng, măng cụt, mắc ca, hồ tiêu, bơ,… đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông hộ. Trước thực tế giá cả các loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu bấp bênh, không ổn định, nhiều nông dân ở Lâm Đồng nói chung và huyện Lâm Hà nói riêng đã tìm hiểu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh nhiều loại cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên đơn vị diện tích và tăng thu nhập.

Nông dân điển hình làm kinh tế giỏi

Qua nhiều năm trồng các loại cây cà phê, hồng với tổng diện tích đất 0,7 ha, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Minh Độ ở tổ dân phố Hòa Bình, thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương chỉ thu nhập được khoảng 75 triệu đồng. Trước những khó khăn đó, đầu năm 2016, vợ chồng anh mạnh dạn chuyển đổi 0,4 ha đất trồng hồng ăn trái sang trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, bước đầu anh chọn và học cách trồng hoa Đồng tiền. Đây là loại hoa có giá trị kinh tế cao, nhưng là đối tượng cây trồng mới đối với gia đình anh nên anh thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, hội thảo để học hỏi thêm kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc từ những người đi trước…

Lộc Nga: Thành công với mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Sau thời gian tham gia học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, anh Mai Thành Nhã – chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Nga đã xây dựng và phát triển thành công mô hình trồng Cà chua và dưa lưới trên xứ lạnh Bảo Lộc. Đây là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính và sử dụng màng phủ nông nghiệp đầu tiên của xã Lộc Nga cũng như thành phố Bảo Lộc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình với thu nhập hàng trăm triệu đồng hàng năm.

Bảo Lâm: Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản sau thu hoạch bơ 034

Hiện nay việc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nông sản luôn là khó khăn, thách thức chung trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ quy mô nông hộ. Trong đó, xây dựng thương hiệu đặc sản địa phương cho quả bơ 034 Bảo Lâm lại càng khó khăn hơn, vì đặc tính sinh lý, sinh hóa của quả bơ rất khó bảo quản. Hơn nữa, giống bơ 034 vỏ mỏng nên dễ bị tổn thương cơ học.

Xây dựng thành công và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp

Khoai tây là nguồn thực phẩm tươi ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt có lợi cho sức khỏe. Để nâng cao năng lực sản xuất khoai tây giống ở trong nước góp phần giảm lượng khoai tây nhập khẩu, trong 3 năm (2016-2018) Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh giá thành thấp” tại các tỉnh Lâm Đồng, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng và Lào Cai. Kết quả tại Lâm Đồng cho thấy năng suất trung bình mô hình khoai tây giống nguyên chủng đạt 21 tấn/ha và năng suất trung bình mô hình khoai tây giống xác nhận đạt 23 tấn/ha.

Lạc Dương: Định hướng sản xuất nông nghiệp không hóa chất

Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là địa phương phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhất là những loại nông sản đặc sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới.

Bắc Giang: Nuôi cá khỏe mạnh nhờ xử lý tại chỗ môi trường ao nuôi

Tỉnh Bắc Giang có trên 12 nghìn ha nuôi thủy sản, bình quân mỗi năm sản lượng cá thịt đạt trên 30 nghìn tấn. Tuy nhiên, ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề mà người chăn nuôi thủy sản quan tâm bởi nguồn nước là yếu tố quyết định sự thành bại của vụ nuôi.

Hòa Bình: HTX Hà Phong nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong

Cứ vào tầm khoảng tháng 9 đến tháng 3, khi bạn đi tới Cao Phong sẽ không thể không choáng ngợp với dãy hàng bán cam dọc hai bên đường với hàng chục cây số.

Vĩnh Phúc: Phát triển thương hiệu na Tam Đảo

Trong những năm gần đây, cây na dai được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao. Cây na dai dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trở thành cây làm giàu cho người dân nơi đây.