Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lâm Đồng: Giá trị sản xuất trên 01ha tăng 3,5 lần so với năm 2008

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Trung ương 7 khóa X đã khẳng định là chủ trương đúng đắn, toàn diện của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh, nhiều chương trình, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được triển khai thực hiện, thông qua đó sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 36.743 tỷ đồng tăng 26.744,6 tỷ đồng so với năm 2008; giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác năm 2017 đạt 158 triệu đồng/ha/năm,tăng 3,5 lần so với năm 2008, thu nhập nhập bình quân đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm (vượt xa mục tiêu so với chương trình hành động số 68 của Tỉnh ủy là đến năm 2020 giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác 70-80 triệu đồng/ha/năm).



Trong những năm qua, Tỉnh ủy Lâm Đồng có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 24 tháng 10 năm 2008; Nghị quyết 05-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015 ngày 10 tháng 5 năm 2011; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày11/11/2016 về “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025”… Đến nay, toàn tỉnh có 51.799 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản xuất công nghệ cao bình quân 390 triệu đồng/ha, có 13.500 ha có giá trị sản xuất trên 500 triệu đồng/ha; sản lượng rau năm 2017 đạt 2.273,4 ngàn tấn, tăng 103,36% so với năm 2008; sản lượng cây hoa năm 2017 đạt 3.081.572 ngàn cành, tăng  301,04% so với năm 2008; sản lượng cà phê năm 2017 đạt 454,2 ngàn tấn, tăng 3,36% so với năm 2008; sản lượng chè năm 2017 đạt 234,6 ngàn tấn, tăng 27,85% so với năm 2008, sản lượng bình quân trong giai đoạn tăng 15,98% so với năm 2008; Cây ăn quả các loại diện tích bình quân giai đoạn 2008 - 2017 đạt 11,9 ngàn ha/năm, sản lượng năm 2017 đạt 116,1 ngàn tấn, tăng 69,99% so với năm 2008, sản lượng bình quân trong giai đoạn tăng 57,13% so với năm 2008.

Toàn tỉnh hiện có 949 trang trại, trong đó: Lĩnh vực sản xuất trồng trọt có 370 trang trại, chiếm 38,9%; lĩnh vực sản xuất chăn nuôi có 534 trang trại, chiếm 56,26%; lĩnh vực thủy sản có 02 trang trại, chiếm 0,21%; trang trại tổng hợp có 42 trang trại chiếm 4,42%; có 173 HTX với 5.360 thành viên, bao gồm: 99 HTX làm dịch vụ nông nghiệp, 62 HTX trồng trọt, 11 HTX chăn nuôi, 01 HTX nuôi trồng thủy sản; 120 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân, người sản xuất, với tổng số hộ liên kết khoảng 12.570 hộ; sản xuất giống invitro năng lực khoảng 30 triệu cây giống cấy mô các loại/năm, cung cấp trên 2,0 tỷ cây giống/năm phục vụ sản xuất rau, hoa, cây đặc sản và cây dược liệu với chất lượng cao... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống (của các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, ...), công nghệ nhà kính hiện đại (của Isarel, Pháp, Hà Lan); công nghệ thủy canh (của các nước Châu Âu, Thái Lan); công nghệ thông tin điều khiển tự động về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng (của các nước Châu Âu, Nhật Bản); các quy trình canh tác hiện đại, cơ giới hóa trong sản xuất và các công nghệ sau thu hoạch được áp dụng phổ biến trong sản xuất như: Công ty Dalat Hasfarm, Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt, Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Hoàng, Công ty Langbian farm, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phong Thúy, Hợp tác xã Anh Đào,...

Xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, đến cuối năm 2017 toàn tỉnh đã có 76/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 17,19 tiêu chí/xã. Huyện Đơn Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM năm 2015; thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

Có được kết quả trên là sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, Lãnh đạo UBND tỉnh,  vai trò lãnh,chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; việc ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền đảm bảo chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Chú trọng công tác tuyên truyền vận động nhằm làm chuyển biến nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là vai trò người đứng đầu các ngành, các cấp; tích cực huy động và lồng ghép các nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác, tranh thủ mọi sự hỗ trợ, đầu tư của Trung ương, các nguồn vốn vay... Chú trọng huy động nguồn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản... từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại.

Từ những kết quả đạt được như trên đã đưa Lâm Đồng trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấpquốc gia và khu vực./.

                                                                                                  Văn Phương - TTKN Lâm Đồng