Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản

Ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản là giải pháp ưu tiên hàng đầu và đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhờ đó, sản lượng thủy sản tăng cao, góp phần bổ sung thêm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Người tạo thương hiệu cây nông sản bơ Thái Dương

Bơ sáp ghép Thái Dương là tên gọi được nhiều người biết đến, nói về một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế nằm trong danh sách những mặt hàng nông sản có thương hiệu tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Cây bơ sáp này chính là sản phẩm mang tên anh Nguyễn Cảnh Thái Dương cư trú tại ấp Liên Lộc, xã Xà Bang, huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bà chủ trại nấm hữu cơ khởi nghiệp chỉ từ 40 triệu đồng vay tín chấp

Từ 40 triệu đồng vay tín chấp bằng lương để gây dựng trại nấm hữu cơ, sau bao lần thất bại vẫn không nản lòng, nay chị Chu Thị Thủy (Sóc Sơn, Hà Nội) đã sở hữu cả trang trại nấm được nhiều người biết đến.

Mô hình trồng cây ăn quả theo quy trình VietGAP tại Việt Hùng, Quế Võ

Một lần chúng tôi có dịp ghé thăm vườn trồng cây ăn quả theo quy trình VietGAP với các loại cây ổi, mít đang rất sai quả và chín thơm của gia đình nhà anh Nguyễn Đức Điệp tại xã Việt Hùng, huyện Quế Võ đang vào vụ thu hoạch.

Hiệu quả mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng sau thu hoạch tại huyện Thanh Oai

Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai vừa tổ chức thăm quan mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng sau khi thu hoạch lúa bằng chế phẩm vi sinh. Mô hình cho hiệu quả rõ rệt. Ruộng sử dụng chế phẩm, rơm rạ hoai mục nhanh hơn, tạo chất mùn làm tơi xốp đất, bổ sung chất dinh dưỡng, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Thu nhập cao từ mô hình sản xuất nấm an toàn

Thời gian qua, UBND huyện Sóc Sơn luôn khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu của thị trường.

Lâm Đồng: Kết quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 diễn ra trong bối cảnh ngành nông nghiệp cả nước tập trung tái cơ cấu ngành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nhiều chủ trương, chính sách mới mang tính đột phá.

Chuỗi liên kết sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Chương Mỹ

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, huyện Chương Mỹ có diện tích đất tự nhiên 237,38 km2; trong đó: diện tích đất nông nghiệp trên 16.491ha; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 17,3% trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Huyện đã thực hiện cơ bản xong công tác dồn điền đổi thửa, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch đồng ruộng, thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, theo hướng hữu cơ và hữu cơ.

Kinh tế phát triển bền vững qua mô hình trồng măng tây

Chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng măng tây trên diện tích 7.000m2, mỗi ngày gia đình chị Lương Thị Cẩm cư trú ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có thu nhập khoảng hai triệu đồng.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn Thành phố

Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội vừa phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức hội thảo bàn giải pháp phát triển sản xuất mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố. Đồng chí Nguyễn Xuân Đại, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT tham dự và chủ trì hội thảo.