Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lâm Đồng: Thực trạng và giải pháp tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid-19

Lâm Đồng là tỉnh có lợi thế phát triển và có năng lực cung ứng lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm rau, củ, quả ra thị trường. Vì vậy, Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phụ thuộc khá lớn vào các thị trường nội địa lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và đặc biệt là thị trường xuất khẩu Trung Quốc.

Lâm Đồng: “Chuối tiến vua” của huyện nghèo 30a xuất khẩu sang Mỹ

Đam Rông là huyện 30a duy nhất của tỉnh Lâm Đồng, có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với 22 dân tộc cùng sinh sống, chiếm 65% dân số toàn huyện, việc sản xuất nông nghiệp còn manh mún, trình độ canh tác của người dân còn thấp. Những năm gần đây huyện Đam Rông đã và đang chú trọng phát triển kinh tế tập thể, tập trung đầu tư hỗ trợ sản xuất, đẩy mạnh chuỗi liên kết trong sản xuất gắn với xây dựng và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa có giá trị thu nhập cao nhất là cây chuối Laba hay còn gọi là “Chuối tiến vua”.

Sống khỏe với nghề thuần dưỡng tôm giống

Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ tôm giống đạt chỉ tiêu nuôi quảng canh, anh Phạm Văn Hưng cư ngụ tại ấp Phước Long, xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mạnh dạn mở trại thuần dưỡng tôm giống Postlarva 12 (P12-tôm giống 12 ngày tuổi) thu lợi hai trăm triệu đồng mỗi năm.

Nghỉ làm dầu khí đi trồng dưa lưới

Là cử nhân kinh tế với 10 năm làm việc trong ngành dầu khí nhưng anh Lỗ Văn Trường quyết định khởi nghiệp lại từ đầu với một công việc mà chẳng liên quan gì với những năm theo học dưới giảng đường Trường đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.

Nuôi ong mật theo hướng an toàn sinh học trong vùng đồng bào dân tộc

Nuôi ong lấy mật là một nghề không còn xa lạ với các hộ chăn nuôi ở nước ta. Sản phẩm mật ong luôn là mặt hàng được ưa chuộng vì những tác dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài mật ong, các sản phẩm khác từ nghề nuôi ong như phấn hoa, sữa ong chúa cũng là mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm và có giá trị kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) được coi là “chìa khóa” đem đến thành công cho sản xuất nông nghiệp thời kỳ 4.0. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt nông dân thành phố Đà Lạt ngày càng có nhiều nông dân ứng dụng công nghệ trong tổ chức sản xuất, quản lý trang trại… góp phần ổn định chất lượng, giảm chi phí, gia tăng giá trị trên từng sản phẩm.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Du lịch cộng đồng là một hình thức kinh doanh du lịch dựa trên những tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa của địa phương để kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển nội lực và gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng, phát triển kinh tế bền vững.

Chi phí chăn nuôi giảm nhờ nuôi sinh khối ấu trùng ruồi lính đen

Nuôi sinh khối ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản là hướng sản xuất bền vững, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả cao đó là những kết quả được chứng minh qua mô hình của anh Lê Minh Hiền (sinh năm 1978) ngụ ấp Phước Hữu, xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chạch lấu (Mastacembelus favus Hora, 1923.)

Hiện nay, phong trào nuôi thương phẩm cá chạch lấu phát triển mạnh nhưng chủ yếu sử dụng nguồn giống tự nhiên, kích cỡ con giống không đều, tỷ lệ sống trong quá trình nuôi còn thấp và chưa chủ động trong nuôi thương phẩm. Để người nuôi nắm được kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chạch lấu, tạo ra con giống tốt, chủ động trong nuôi thương phẩm, nâng cao hiệu quả sản lượng. Tôi xin giới thiệu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chạch lấu.