Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kết quả bước đầu Dự án “Xây dựng mô hình liên kết trong chăn nuôi thỏ New Zealand”

Trong 2 năm vừa qua, tình hình chăn nuôi tại tỉnh Bắc Ninh gặp nhiều bất lợi nên nhiều nông hộ đang gặp khó khăn trong việc định hướng phát triển chăn nuôi nông hộ. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong chăn nuôi, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, ổn định đầu ra, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi bền vững là giải pháp hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông và PTNN Công nghệ cao Bắc Ninh đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình liên kết trong chăn nuôi Thỏ New Zealand” trên địa bàn tỉnh.

Làm giàu từ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa

Trong những năm gần đây, phong trào thi đua cán bộ, hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế xã hội ở xã Minh Lãng – huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cá mú lai bằng thức ăn công nghiệp

Cá mú lai (Trân Châu) là con lai giữa cá mú Nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) và cá mú Cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus), đây là loại cá biển có giá trị kinh tế cao được các nước như Trung Quốc, Indonesia sản xuất giống thành công. Tại Việt Nam bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công con giống cá mú lai này. Đây là đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế được người nuôi thương phẩm và thị trường tiêu thụ đón nhận.

Hiệu quả mô hình “Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên có hàm lượng protein từ 40% trở lên để nuôi thâm canh cá trắm đen trong lồng trên sông”

Những năm qua chủ trương phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông đã mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao được nhiều hộ dân nuôi cá lồng chọn thả nuôi như chép giòn, Trắm đen, Trắm cỏ. Vì vậy, việc đưa những đối tượng nuôi này vào phát triển là hết sức cần thiết.

Sản phẩm OCOP Lâm Đồng sẽ tham gia hội chợ triển lãm tại Hà Nội

Nhằm tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm OCOP đã được chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu sản phẩm đến người dân trong và ngoài nước. Từ ngày 09 đến ngày 15/12/2020, 08 sản phẩm được chứng nhận OCOP năm 2019 và các sản phẩm tiểm năng, đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng đã tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP tại Hà Nội.

Hà Giang: Thu nhập cao từ nuôi đà điểu

Đó là mô hình nuôi đà điểu cho thu nhập cao của anh Lù Văn Nghĩa, thôn Thác xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang (Hà Giang).

Nam Định: Nuôi vịt đẻ, thu lãi trên 500 triệu đồng mỗi năm

Từ một người buôn trứng vịt, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng, đến nay ông Mai Văn Sơn ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã sở hữu trong tay đàn vịt hơn 10.000 con. Bình quân mỗi ngày ông Sơn nhặt bán 9.000 quả trứng vịt, thu lãi trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Nam Định: Nuôi gà đẻ trứng sạch

Với quy mô hơn 20.000 con gà được chăn nuôi theo hướng VietGAP, mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Văn Phúc (Trực Hùng, Trực Ninh, tỉnh Nam Định) thu về trên 16.000 quả trứng sạch.

Gương nông dân Việt Nam xuất sắc: Nữ tỷ phú nuôi lợn ở tỉnh Vĩnh Phúc

Mỗi năm, gia đình chị Thúy xuất bán ra thị trường hơn 2.000 lợn thương phẩm, hơn 500 lợn giống. Với giá lợn hiện nay, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Thúy thu nhập 5-6 tỷ đồng.

Thái Bình: Trồng dưa lưới công nghệ cao, thu hơn nửa tỷ đồng/năm

Trồng dưa lưới công nghệ giúp kiểm soát lượng dinh dưỡng, kiểm soát sâu bệnh hại, đồng thời nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm. Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao này đã giúp bà Trần Thị Nhàn (50 tuổi) thôn Nhật Tảo, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (Thái Bình) thu về hơn nửa tỷ đồng/năm.