Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lâm Đồng: Phát triển 2.000 ha dược liệu đến năm 2025

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu tự nhiên cung cấp cho ngành công nghiệp dược và y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và cả nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, trữ lượng ngày càng giảm do chưa có kế hoạch nuôi trồng, khai thác và bảo tồn hợp lý. Bên cạnh đó, việc trồng và chế biến cây dược liệu còn gặp nhiều khó khăn do mức đầu tư khá lớn, thời gian đầu tư thường dài hơn một số cây rau màu ngắn ngày; sản xuất cây dược liệu còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững, chưa có quy hoạch, thiếu đầu tư đúng mức về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường.

Lâm Đồng: Lan tỏa mô hình kinh tế hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc

Xã Liêng Srônh là một trong những xã nghèo của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với hơn 75% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, bên cạnh cây cà phê, nhiều loại cây trồng khác như chanh, bưởi, sầu riêng… được bà con nông dân trên địa bàn xã đưa vào trồng và cho những kết quả tích cực, cả về năng suất lẫn chất lượng. Đặc biệt, vài năm gần đây, chanh không hạt được người dân địa phương lựa chọn nhiều, trồng thuần hoặc trồng xen trong vườn cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con. Điển hình như mô hình trồng chanh không hạt của gia đình anh Lâm Xuân Phát ở thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông. Đây là mô hình được nhiều người dân đến tham quan, học hỏi để nhân rộng.

Ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi thâm canh cá rô phi theo VietGAP liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm

Cá rô phi là đối tượng có khả năng thích ứng môi trường cao, có khả năng sống cả môi trường nước ngọt và nước lợ; là loài ăn tạp, dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế được thị trường ưa chuộng. Trong đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, cá rô phi đã được xác định là một trong những đối tượng tiềm năng phát triển phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Đà Lạt: Gần 15 tỷ đồng “Nhập khẩu giống hoa có bản quyền”

Trong năm 2022, với nguồn kinh phí gần 15 tỷ đồng do các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Hoa Đà Lạt tự đầu tư kinh phí nhập khẩu giống hoa để thực hiện Đề án “Nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025”.

Giàu lên từ nuôi con nai lấy nhung

Mô hình nuôi nai lấy nhung của hộ ông Lâm Quang Long (ấp Bình Tiến, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) là một trong những mô hình chăn nuôi hiệu quả, sản phẩm từ chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là trong y học. Với 16 con nai đực cho nhung, giá bán nhung nai tươi ổn định 14 triệu đồng/kg. Mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 350 triệu đồng.

Nuôi ếch trong ao kết hợp nuôi cá rô phi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm gần đây, mô hình hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn. Đây là mô hình dễ thực hiện, có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, chị Nguyễn Thị Lan đã mạnh dạn áp dụng và bước đầu đạt được thành công.

Hiệu quả mô hình chăn nuôi vịt bầu lai cánh trắng an toàn sinh học, liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị kinh tế. Đặc biệt, việc xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình phát triển bền vững. Xác định điều này, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm, sản xuất theo chuỗi, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, trong đó có mô hình chăn nuôi vịt bầu lai cánh trắng an toàn sinh học, liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Mô hình sản xuất giống chất lượng cao và nuôi cua biển thương phẩm tại Hải Phòng

Với chiều dài bờ biển 125 km, Hải Phòng có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Thành phố có khoảng 17.000 ha diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi các đối tượng hải sản như các loài cá biển, các đối tượng nhuyễn thể, hải sâm, bào ngư... Đặc biệt, trước những khó khăn do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ngày càng được chú trọng. Theo đó, nhiều mô hình nuôi thủy sản có giá trị đã được xây dựng, triển khai, trong đó có mô hình sản xuất giống chất lượng cao và nuôi cua biển thương phẩm tại Hải Phòng.

Lâm Đồng: Hiệu quả từ mô hình nuôi dúi sinh sản

Nhiều năm nay, gia đình anh Cao Lợi tại thôn Ninh Hòa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dúi sinh sản. Hiện nay, với đàn dúi 250 con (100 con trong độ tuổi sinh sản, 150 con nuôi thịt thương phẩm), mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vườn cà rốt cọng tím theo hướng hữu cơ lớn nhất tại Đà Lạt

Nhắc đến “cà rốt Đà Lạt”, các thương lái và người tiêu dùng cần biết đến xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt - đây là vùng đất nằm ở phía Đông thành phố, là vùng chuyên canh cà rốt từ hơn nửa thế kỷ nay, với diện tích hơn 120 ha, được trồng chủ yếu tại thôn Lộc Quý và thôn Đa Quý của xã.