Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Huyện Ba Vì: Trái cam bén rễ trên đất đồi gò

Từ năm 2018, người dân xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) bắt đầu đưa cây cam vào trồng trên những diện tích đất đồi gò. Cuối năm nay, bà con sẽ được thu hái những trái ngọt đầu tiên sau nhiều năm chăm bẵm.

Huyện Mê Linh: Gom đất hàng trăm hộ dân, thành lập hợp tác xã phát triển hiệu quả vùng trồng sen

Anh Lã Văn Khanh được xem là người tiên phong trong phát triển nghề trồng sen ở huyện Mê Linh. Từ năm 2011, nhận thấy nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp của bà con thôn Liễu Trì (xã Mê Linh) bị bỏ không do canh tác lúa kém hiệu quả, anh đã thuê khoán để nuôi trồng thủy sản.

Phát triển Gà Đồi Ba Vì

Hợp tác xã Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì được thành lập năm 2019, với mục đích liên kết các hộ chăn nuôi với nhau, tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ. Hiện nay, Hợp tác xã (HTX) có 17 thành viên và phát triển với tổng đàn gà hơn 150.000 con.

Những cánh đồng hoa nhài tại huyện Sóc Sơn

Huyện Sóc Sơn có nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó, cây hoa nhài là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con. Vùng chuyên canh hoa nhài của huyện Sóc Sơn có diện tích 148 hecta, tập trung ở các xã Đông Xuân, Phù Lỗ, Bắc Phú. Những năm qua, việc phát triển mô hình trồng hoa nhài đã góp phần làm đời sống của người dân huyện Sóc Sơn có những thay đổi tích cực. Với thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nhiều gia đình đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Hợp tác xã Tâm Ngọc ngôi nhà của những Người khuyết tật

Bản thân là người khuyết tật (NKT), hơn ai hết chị Trần Thị Thuần - Giám đốc Hợp tác xã Tâm Ngọc, có địa chỉ tại thôn Bến, xã Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội thấu hiểu những khó khăn, rào cản của mình, chị đã nghiên cứu, trồng và sản xuất trà từ những cây thảo dược tự nhiên.

Hiệu quả từ chăn nuôi theo chuỗi ở Quốc Oai

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết đang là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân thu nhập ổn định. Mô hình này đang phát huy hiệu quả và tiếp tục được mở rộng trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Sản phẩm mật ong thiên nhiên đạt OCOP 3 sao

Dựa vào đặc điểm khí hậu 4 mùa trong năm của các vùng mà di chuyển đàn ong đến ăn phấn hoa, giúp ong nhả ra thứ mật ngọt, đậm chất thiên nhiên nhất. Đó là cách làm độc đáo nhưng cũng đầy gian nan của chị Chu Thị Vinh – Chủ cơ sở Ong mật Vinh Hoa – xã Đồng Thái, huyện Ba Vì. Sản phẩm mật ong thiên nhiên của chị Vinh là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Ba Vì đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Hiệu quả từ chăn nuôi theo hướng tập trung ở Cấn Hữu

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) đã xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, qua đó, xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Những nông dân sản xuất giỏi ở Sóc Sơn

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn luôn đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong cán bộ, hội viên. Nhiều hội viên đã khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, nhân rộng các mô hình hiệu quả.

Nấm Đông trùng hạ thảo Bio Fine: Sản phẩm OCOP 4 sao

Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý, hiệu quả kinh tế cao nhưng rất khó nuôi trồng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, năm 2020, với kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất nấm sò, mọc nhĩ, cùng sự nghiên cứu, tìm hiểu và học tập tại Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội, anh Nguyễn Huy Chiều – xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai đã quyết định đầu tư nhà xưởng, thiết bị và thành lập HTX nấm Đông trùng hạ thảo Bio Fine. Mô hình bước đầu đã cho hiệu quả, tạo chỗ đứng trên thị trường.