Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tấm gương làm kinh tế giỏi từ mô hình nuôi ong lấy mật

Thị Xã Sơn Tây những năm gần đây đang tích cực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nông sản, vừa đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, vừa nâng cao thu nhập cũng như mở ra hướng đi mới cho người nông dân, xem đây là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của địa phương.

Mô hình trồng sen kết hợp du lịch tại xã Sơn Đà, huyện Ba Vì

Năm 2022, xã Sơn Đà được lựa chọn là 1 trong 3 xã được huyện Ba Vì chọn về đích NTM nâng cao. Để đạt được mục tiêu nay, xã Sơn Đà đã đẩy mạnh đổi mới cơ cấu kinh tế, quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật, vùng sản xuất lúa tập trung, vùng trồng ngô đột biến gen, vùng trồng dưa chuột truyền thống, vùng trồng sen tập trung. Trong đó, mô hình sen trồng theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp du lịch bước đầu đã có tín hiệu tích cực, hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Trồng măng tây xanh hữu cơ trên đất Ứng Hòa

Từ vùng chiêm trũng chuyên thâm canh cây lúa, nhiều xã của huyện Ứng Hòa ngày càng thay đổi nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điển hình trong số đó là mô hình trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ ở xã Sơn Công đang mở hướng đi mới cho nhiều nông hộ.

Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì

Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu trên chính quê hương mình. Đặc biệt, nhiều tấm gương sáng là thanh niên dân tộc Mường, Dao ở 7 xã vùng núi của huyện Ba Vì. Họ, với những mô hình kinh tế hiệu quả đã giúp tạo việc làm ổn định cho gia đình và cộng đồng, có thu nhập cao, góp phần hạn chế, ngăn chặn phát sinh tệ nạn xã hội.

Xã Tiên Phong: Điểm sáng dân vận khéo của huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

3 tháng đầu năm 2022, Tiên Phong là xã tiêu biểu của huyện Ba Vì trong phong trào thi đua dân vận khéo. Nhờ làm tốt công tác này mà nhiều thôn trên địa bàn xã đã vận động nhân dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã.

Hiệu quả từ trồng cây dược liệu

Bà Nguyễn Thị Túy ở thôn Lương Xá, xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ) bắt đầu trồng rau má theo mô hình liên kết với doanh nghiệp từ vụ xuân năm 2021. Bà Túy cho biết, khi doanh nghiệp về địa phương đặt vấn đề liên kết trồng rau má, tía tô, gia đình bà nhận lời ngay.

Trồng rau gia vị cho thu nhập cao

Hàng chục năm qua, trồng rau gia vị đã trở thành một nghề gắn bó mật thiết, mang lại thu nhập cho đại bộ phận người dân thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh).

Nỗ lực làm giàu trên quê hương

Là hộ có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong mật, với sự kiên trì và tích cực học hỏi áp dụng kỹ thuật, anh Bùi Đình Dương (thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) đã xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật.

Gương sáng thanh niên lập thân, lập nghiệp trên quê hương Ba Vì

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên huyện Ba Vì phát triển khá mạnh, nhiều bạn trẻ dám nghĩ, dám làm và đã mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nguồn thu nhập ổn định cho bản thân, gia đình. Trong đó có đoàn viên Trần Văn Trọng (thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì).

Hội viên Cựu chiến binh huyện Ba Vì thi đua làm kinh tế giỏi

5 năm qua, từ năm (2016-2021), hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ba Vì đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, qua đây đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hội viên làm giàu trên quê hương, giảm nghèo bền vững.