Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sơn Tây tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Với quyết tâm tăng thêm thu nhập từ chính mảnh đất quê hương, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, nông dân thị xã Sơn Tây đã nỗ lực tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, trồng nhiều loại cây giống mới như đu đủ đực, nho Hạ đen, dưa lê Hàn Quốc, sâm Bố Chính, hương bài… Từ đó, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập hàng trăm triệu đồng cho mỗi mô hình trong một vụ.

Rau hữu cơ Thanh Xuân bảo đảm chất lượng

Hiện nay, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) có mặt ở các kênh phân phối hiện đại siêu thị, cửa hàng tiện ích nhờ chất lượng bảo đảm. Nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất rau hữu cơ từ việc làm đất, bón phân hữu cơ đến sơ chế, chế biến, cung cấp ra thị trường...

Trồng rau cần an toàn trái vụ

Rau cần ưa khí hậu lạnh, thích hợp trồng vào mùa đông, mùa xuân. Thế nhưng, người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) - nơi có vùng chuyên canh rau cần nổi tiếng của thành phố Hà Nội, đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất rau cần trong vụ hè. Trồng rau cần theo quy trình an toàn và trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Khát vọng làm giàu từ nông nghiệp sạch

Là tiến sĩ nông nghiệp, công việc ổn định trong cơ quan nhà nước, nhưng anh Nguyễn Đức Chinh đã quyết định nghỉ việc để về xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ) thuê đất trồng rau hữu cơ. Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Gen xanh do anh Chinh sáng lập với mong muốn chứng minh rau hữu cơ có năng suất không thua kém canh tác thông thường và đưa sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn không qua trung gian. Vượt qua những khó khăn ban đầu, anh Chinh cùng vợ đang dần hiện thực hóa khát vọng của mình, tạo niềm tin cho nhân dân địa phương cùng làm theo.

Huyện Phúc Thọ: Nho hạ đen bén rễ vùng đất bãi sông Đáy

Hơn một năm trước, ông Nguyễn Văn Mỡ (xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ) quyết định chuyển đổi những diện tích sản xuất hoa ven sông Đáy sang trồng nho hạ đen. Loại cây ăn quả mới phát triển tốt trên đất bãi sông, mang lại giá trị kinh tế bước đầu hết sức khả quan.

Hiệu quả mô hình liên kết trong chăn nuôi

Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai) là một trong những điểm sáng thực hiện hiệu quả mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. Nhờ tham gia vào chuỗi liên kết, các thành viên của hợp tác xã đã đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hỗ trợ nhau trong tiêu thụ sản phẩm, giúp các hộ có thu nhập ngày một khá hơn.

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi bò

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, từ khi lập gia đình đến nay, ông Hoàng Văn Cường (thôn Liên Xuân, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) không rời bỏ nghề nông. Ông Cường cho biết, trước đây kinh tế gia đình khó khăn phải nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn học nên cái nghèo vẫn cứ mãi đeo bám. Trong hoàn cảnh như vậy, là lao động chính trong gia đình, ông Cường nhiều đêm suy nghĩ, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình.

Hội viên Nông dân xã Yên Bình chuyển đổi mô hình có hiệu quả

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ những diện tích trũng, dộc, diện tích khó canh tác, hiệu quả kinh tế thấp sang các mô hình thâm canh khác cho giá trị, hiệu quả kinh tế cao hơn. Đảng ủy, UBND xã Yên Bình cũng như các địa phương trong huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, HTX nông nghiệp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi. Qua đó đã xuất hiện nhiều gương Hội viên Nông dân chuyển đổi mô hình có hiệu quả, tiêu biểu như mô hình chuyển đổi của gia đình chị Phí Thị Kim Ngân (thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất).

Ông Thế làm giàu trên quê hương

Nhiều năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thế (thôn Yên Thịnh, xã Sơn Đà) vẫn hăng say lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để từ đó làm giàu trên quê hương bằng mô hình kinh tế tổng hợp.

Ba Vì: Nhân rộng các mô hình nông sản an toàn

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy lợi thế của địa phương, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Ba Vì đã tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân xây dựng, phát triển các mô hình nông sản an toàn theo chuẩn VietGAP và hướng hữu cơ nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô.