Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi của xã Thụy An - huyện Ba Vì

Phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, trồng trọt đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao trên quê hương Ba Vì, chị Bùi Thị Kim Thanh - hội viên chi hội nông dân thôn Yên Khoái, xã Thụy An là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi.

Trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của UBND huyện Quốc Oai, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã tích cực chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau an toàn (RAT) để nâng cao thu nhập. Mô hình sản xuất rau an toàn của hộ gia đình anh Vương Sỹ Thành (xã Cộng Hòa) là điển hình tiêu biểu về sản xuất rau đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả vùng chuyên canh lúa ở Tam Hưng

Xã Tam Hưng là vùng chuyên canh lúa lớn của huyện Thanh Oai với diện tích sản xuất 733ha/vụ. Vụ mùa năm 2020, nhờ thời tiết thuận lợi, kỹ thuật canh tác tốt, lúa ở Tam Hưng đạt năng suất khá và được Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng thu mua với mức giá cao hơn thị trường.

Sóc Sơn: Trồng dưa lưới trong nhà màng mỗi năm thu hơn 2,1 tỷ đồng

Mạnh dạn bỏ ra cả tỷ đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với mô hình trồng dưa lưới và măng tây, anh Phan Đức Bình, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã bắt đầu thu trái ngọt. Cách làm của anh rất độc đáo: Bón thêm sữa tươi, mật ong cho cây để cho ra chất lượng dưa đặc sản.

Hiệu quả từ trồng cây hông

Trong 5 năm qua, diện tích rừng trồng mới của Hà Nội đạt 1.586,71 ha. Để phát huy tốt chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường, chống xói mòn, điều hòa khí hậu kết hợp phát triển kinh tế, Hà Nội đã đưa một số cây lâm nghiệp mới vào sản xuất. Trong đó cây hông là loài cây phù hợp với tập quán canh tác, sản lượng gỗ tốt, được thị trường đón nhận và mang lại nhiều hiệu quả.

Thanh Oai: Hiệu quả từ nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Những năm gần đây, nhờ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung cùng với đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, huyện Thanh Oai ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao cho thu nhập từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Bà chủ trại nấm hữu cơ khởi nghiệp chỉ từ 40 triệu đồng vay tín chấp

Từ 40 triệu đồng vay tín chấp bằng lương để gây dựng trại nấm hữu cơ, sau bao lần thất bại vẫn không nản lòng, nay chị Chu Thị Thủy (Sóc Sơn, Hà Nội) đã sở hữu cả trang trại nấm được nhiều người biết đến.

Phú Xuyên: Mô hình nuôi cá VietGAP cho doanh thu từ 3-3,5 tỷ đồng/năm

Trang trại nuôi cá VietGAP của anh nông dân trẻ Lê Văn Lâm (SN 1986) ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội rộng tới 11 mẫu. Mỗi năm, trang trại nuôi cá VietGAP xuất bán trên 80 tấn cá trắm, trôi, chép mà con nào con nấy khi bắt lên đều thuộc hàng "khủng", thịt chắc nịch

Đa lợi ích từ nuôi vịt công nghệ cao

Kiểm soát được dịch bệnh, dễ dàng chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường… là những ưu điểm của phương pháp nuôi vịt theo hướng công nghệ cao.

Trang trại chăn dê bằng cỏ, cây thuốc nam độc đáo ở Thủ đô

Là trang trại nuôi dê nhập ngoại lớn ở Việt Nam, hiện trang trại dê DTH FARMT ở Đông Anh (Hà Nội) đang có quy mô chăn nuôi hơn 2.000 con dê bố mẹ sinh sản và hơn 3.000 dê vỗ béo bằng các loại cỏ, lá cây được trồng tại trang trại cùng với việc chữa bệnh cho dê bằng cây thuốc nam.