Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hiệu quả từ những mô hình không bỏ ruộng hoang

Cùng với quá trình đô thị hóa, người dân ngoại thành có nhiều cơ hội việc làm hơn và thu nhập cũng khá cao. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp lại vất vả, nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp…, nên thời gian qua, không ít nông dân đã bỏ ruộng hoặc không tâm huyết với nghề nông.

Huy động tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sau khi được công nhận là huyện nông thôn mới vào năm 2022, huyện Phú Xuyên đã huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ở nhiều xã. Qua đó, tiếp tục nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

100% diện tích cấy lúa vụ xuân năm nay của thành phố Hà Nội được cơ giới hóa trong khâu làm đất và hơn 10% diện tích lúa được cấy bằng máy (cao nhất từ trước đến nay). Hà Nội xác định tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phấn đấu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ.

Văn Đức nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2022, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt và phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với các tiêu chí thành lập phường trong năm 2024.

Động lực phát triển sản xuất nông nghiệp Thủ đô

Để tạo động lực phát triển cho người nông dân, thời gian qua Hội Nông dân TP. Hà Nội đã tạo điều kiện, hỗ trợ từ khâu cấp vốn đến sản xuất, kết nối tiêu thụ, nhằm mang lại hiệu quả sản xuất và gia tăng giá trị cho các mặt hàng nông sản.

Vì một vụ xuân bội thu

Hiện các loại cây trồng vụ xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Để bảo vệ cây trồng, ngành Nông nghiệp Thủ đô khuyến cáo người dân cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chủ động triển khai các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, hướng tới một vụ xuân thắng lợi.

Hoài Đức: Triển khai tiêm phòng vắc xin đại trà đợt 1 năm 2024 cho đàn gia súc, gia cầm

Theo rà soát thống kê, huyện Hoài Đức hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm với số lượng như sau: tổng đàn trâu, bò: 2.876 con, trong đó có 842 con trâu, 1.863 con bò thịt và 171 con bò sữa. Tổng đàn lợn 28.672 con gồm có 2.041 con lợn nái, 57 con lợn đực giống, 26.631 con lợn thương phẩm. Tổng đàn gia cầm 374.394 con gồm 285.510 con gà sinh sản, 71.782 con gà thương phẩm; 3.780 con vịt sinh sản, 7.892 con vịt thương phẩm; 2.900 con ngan sinh sản và 2.730 con ngan thương phẩm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 173.000 con chim cút nuôi tại các xã Dương Liễu, Tiền Yên, Vân Côn. Tổng đàn chó, mèo toàn huyện 10.449 con, trong đó có 9.280 con chó và 1.169 con mèo. Ba tháng đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã phối hợp với các phòng, ban, ngành của huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các giải pháp về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Chăn nuôi an toàn, bền vững lên ngôi

Những năm qua, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành và phát triển nhiều mô hình, trang trại chăn nuôi an toàn sinh học, có truy xuất nguồn gốc, cung cấp sản phẩm an toàn cho thị trường Thủ đô.

Luật Đất đai 2024: Động lực phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn

Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) khi đưa vào thực tiễn kỳ vọng tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích tích tụ tập trung ruộng đất, cũng như thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn.

Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, sinh thái

Với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị, sinh thái gắn với du lịch, ngành Nông nghiệp Hà Nội không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà phải là nền nông nghiệp của thị trường với hệ thống kinh doanh số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô. Đồng thời, Hà Nội phải là nơi trung chuyển, phân phối nông sản an toàn cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.