Văn phòng Chủ tịch nước vừa công bố Luật Thủ đô sửa đổi được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 7. Đây được xem là hành lang pháp lý vững chắc để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
Hướng đến và phát triển nền nông nghiệp xanh là mục tiêu phát triển của nông nghiệp Thủ đô. Vì vậy, thời gian qua ngành nông nghiệp Hà Nội đã định hướng cho nông dân tập trung sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn và thân thiện với môi trường.
Việc quy hoạch và quản lý trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm hiện nay còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động giết mổ. Hệ thống pháp luật về giết mổ còn nhiều lỗ hổng, chưa theo kịp với thực tế, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe.
Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân Thủ đô hiện rất lớn, vì vậy, ngoài chủ động một phần, Hà Nội còn liên kết với các tỉnh, thành phố để cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn.
Đợt mưa lớn kéo dài khiến hàng chục ngàn ha lúa trên địa bàn Hà Nội bị ngập úng. Thiệt hại dự kiến có thể còn lớn hơn khi khu vực Bắc Bộ tiếp tục hứng chịu đợt mưa lớn diện rộng tiếp theo.
Để hỗ trợ các huyện: Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng chuẩn bị lên quận, Hội Nông dân các cấp đã triển khai nhiều chương trình, giúp nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm nhanh, tiện lợi ngày càng nhiều, nên số lượng các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội khá lớn, tuy nhiên đa phần là nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ cao mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kinh tế tuần hoàn là một chiến lược phát triển bền vững, nhấn mạnh việc tái sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lãng phí. Trong lĩnh vực thủy sản, kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Mô hình cá - lúa là một ví dụ điển hình cho kinh tế tuần hoàn, đã được triển khai thành công ở nhiều vùng tại Việt Nam.
Để đạt mục tiêu “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”, Hà Nội cần bảo đảm 8 chỉ tiêu theo Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Một trong số đó là “có ít nhất 20% tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.
Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với thực tiễn.