Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bệnh dại và các biện pháp phòng tránh khi bị chó, mèo cắn

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây từ động vật sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Hoài Đức: Triển khai tiêm phòng vắc xin đại trà đợt 1 năm 2024 cho đàn gia súc, gia cầm

Theo rà soát thống kê, huyện Hoài Đức hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm với số lượng như sau: tổng đàn trâu, bò: 2.876 con, trong đó có 842 con trâu, 1.863 con bò thịt và 171 con bò sữa. Tổng đàn lợn 28.672 con gồm có 2.041 con lợn nái, 57 con lợn đực giống, 26.631 con lợn thương phẩm. Tổng đàn gia cầm 374.394 con gồm 285.510 con gà sinh sản, 71.782 con gà thương phẩm; 3.780 con vịt sinh sản, 7.892 con vịt thương phẩm; 2.900 con ngan sinh sản và 2.730 con ngan thương phẩm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 173.000 con chim cút nuôi tại các xã Dương Liễu, Tiền Yên, Vân Côn. Tổng đàn chó, mèo toàn huyện 10.449 con, trong đó có 9.280 con chó và 1.169 con mèo. Ba tháng đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã phối hợp với các phòng, ban, ngành của huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các giải pháp về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng vắc xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong cả nước đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Để công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất hướng dẫn một số biện pháp bảo quản vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2024 trên địa bàn huyện như sau:

Lưu ý khi tái đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán

Sau dịp Tết Nguyên đán, lượng gia súc, gia cầm thường giảm mạnh do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tập trung lượng thực phẩm cho dịp tết Nguyên Đán, mùa lễ hội. Vì vậy việc tái đàn, nhập đàn gia súc, gia cầm là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên không ít người chăn nuôi do chủ quan, nóng vội đã nhập đàn, tái đàn một cách ồ ạt, thiếu cân nhắc, tính toán dẫn đến những hệ lụy rủi ro đáng kể, đó là lượng gia súc, gia cầm tăng đột biến lại xảy ra trình trạng dư thừa, hơn nữa số lượng lớn nuôi sẽ không an toàn, dễ xảy ra dịch bệnh.

Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm

Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, trong năm 2023, cả nước đã xuất hiện 20 ổ dịch cúm gia cầm (CGC)A/H5N1 tại 17 huyện của 11 tỉnh, thành phố với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.606 con; trong các tháng đầu năm 2024 đã xảy ra các ổ dịch CGC A/H5N1 tại các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang và Long An với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc là trên 6.600 con.

Lưu ý khi sử dụng Vaccine

Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng vaccine, người nuôi cần lưu ý lựa chọn đúng chủng loại vaccine, thực hiện tốt bảo quản và kỹ thuật sử dụng.

Bệnh Ecoli trên gà - Những điều bà con cần biết

Bệnh Ecoli trên gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có tên là Ecoli gây bệnh cho hầu hết các loại gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng.

Phòng bệnh cúm gia cầm dịp Tết Nguyên đán

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh từ bên ngoài môi trường xâm nhập các cơ sở chăn nuôi, cần tăng cường biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm.

Một số lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm tái đàn vật nuôi để tiếp tục chu kỳ chăn nuôi mới. Vì vậy bà con cần lưu ý một vài biện pháp sau:

Các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc, gia cầm

Tháng 12 là tháng rét và ít mưa nhất trong năm, theo dự báo trong tháng khả năng có 2 - 3 đợt không khí lạnh tăng cường. Thời tiết rét đậm, rét hại là những tác nhân tác động trực tiếp đến đàn vật nuôi, làm chậm tốc độ sinh trưởng, tăng khả năng mẫn cảm với các loại mầm bệnh, thậm chí làm tăng tỷ lệ chết ở gia súc non, gia súc già. Đặc biệt, đối với đàn trâu, bò, dê,… thời tiết rét đậm còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc giảm nguồn thức ăn thô xanh. Để chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau: