Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

Kế hoạch ban hành nhằm mục đích tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng"; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ "về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng"; Chương trình 07-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về "nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2020"; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và thủ trưởng đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng; tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức trong phòng, chống tham nhũng, quan tâm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, có năng lực và trình độ chuyên môn; xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, lãng phí trong toàn ngành.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều loại hình kinh doanh trái cây: Trong các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trên đường phố, các chợ đầu mối, chợ dân sinh, số lượng các điểm bán hàng nhiều, chủng loại trái cây đa dạng, phong phú từ các vùng miền, quốc gia khác nhau bước đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân ... Tuy nhiên, tình trạng sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất cấm, chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục được phép sử dụng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, kéo dài thời gian sử dụng, tạo ra sản phẩm bắt mắt, tươi lâu, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng ngày càng phổ biến. Mặt khác, thói quen dễ dãi trong mua bán của một bộ phận nhân dân làm mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2021

Thực hiện Luật Thú y ngày 19/6/2015; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; Quyết định số 1537/QĐ-BNN-TY ngày 24/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 26/01/2018 về Thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2021 với mục tiêu và nội dung như sau:

Chương trình “Đưa tết lên bản”: Nhân rộng tấm lòng - kết nối sẻ chia

Những ngày cuối tháng 1 đầy ý nghĩa đã trôi qua và những ngày này càng đặc biệt hơn với những thành viên đã tham gia chương trình “Đưa Tết lên bản” tại bản Sáy Tú, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Các anh, chị lại trở về với cuộc sống thường nhật, tuy nhiên những dư âm của chuyến đi vẫn còn đọng lại trong tim mỗi người.

Hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm năm 2017 tại Hà Nội

Năm qua mặc dù có nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết khí hậu bất thường, giá cả thị trường quá nhiều biến động, nhất là thời điểm Quý I/2017 giá thịt lợn giảm sâu chưa từng có trong lịch sử. Bên cạnh đó, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố còn chiếm tỷ lệ cao trên 60 %, song với sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành, chăn nuôi của Thành phố vẫn tiếp tục phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng đàn gia súc hiện có: Đàn trâu có 25.351 con, tăng 5,8% so với cùng kỳ; đàn bò 129.539 con, giảm 4,5% (trong đó, bò sữa 15.675 con, tăng 1,9%); đàn lợn 1.869 nghìn con, tăng 3,3%; đàn gia cầm 30.014 nghìn con, tăng 3,9% (trong đó, đàn gà 20.465 nghìn con, tăng 5%) so với năm 2016.

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra năm 2017 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thanh tra thành phố Hà Nội, Thanh tra Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã chỉ đạo Thanh tra Sở và lực lượng thanh tra chuyên ngành tại các Chi cục khắc phục mọi khó khăn, tích cực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và đạt được những kết quả đáng kể đặc biệt là trên lĩnh vực thanh tra, kiểm tra.