Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tạo động lực cho hợp tác xã phát triển

Nhằm tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn thành phố đổi mới, phát triển toàn diện, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện chính sách bảo đảm phù hợp thực tiễn.

Đổi mới tư duy quy hoạch, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải là động lực cho phát triển, không để là rào cản gây khó khăn cho thực tế phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại hội nghị lấy ý kiến các sở, ngành, huyện, thị xã về công tác quy hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa qua.

Những làng nghề doanh thu ngàn tỷ ở Hà Nội

Danh sách làng nghề có doanh thu ngàn tỉ ở Thủ đô mỗi lúc một nhiều, trong đó có làng đạt kỷ lục 2.850 tỷ đồng/năm...

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cho “mảnh đất trăm nghề”

Là một trong 6 địa phương được thành phố lựa chọn triển khai xây dựng mô hình thí điểm về du lịch nông nghiệp nông thôn, huyện Thường Tín được biết đến là “mảnh đất trăm nghề” đang đẩy mạnh phát triển du lịch với xây dựng nông thôn mới. Để việc phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn đạt được hiệu quả, ngày 31-10, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân.

Đường Lâm nỗ lực vượt khó, về đích

Đến nay, xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) còn 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao chưa đạt, đáng chú ý là tiêu chí giao thông. Theo rà soát của UBND xã Đường Lâm, đường liên thôn, đường trục chính nội đồng của xã có tổng chiều dài 8.542m chưa bê tông hóa, mới được rải đá cấp phối với tổng chiều dài khoảng 8.542m; đường ngõ, xóm, rãnh thoát nước dài 6.812m, rộng từ 2 đến 2,5m, mặc dù đã được lát gạch, đổ bê tông từ năm 2008 trở về trước nhưng hiện nay xuống cấp nghiêm trọng, người dân đi lại khó khăn…

Giúp người dân nâng cao thu nhập

Hiện nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện Sóc Sơn. Sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của huyện ngày càng phát triển đa dạng và gia tăng giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh chăm sóc, tái đàn vật nuôi

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố đang đẩy mạnh chăm sóc, tái đàn vật nuôi theo hướng an toàn sinh học để cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời chú trọng thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; không để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm, viêm da nổi cục ở trâu, bò...

Không thả nổi việc tự công bố chất lượng nông sản

Thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, Hà Nội đang chuyển dần sang tiếp nhận bản tự công bố và hậu kiểm việc tự công bố sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, xác định không thả nổi, thậm chí giám sát chặt hơn chất lượng nông sản trên thị trường, các cơ quan chức năng vẫn tăng cường các giải pháp trong kiểm tra mẫu thực phẩm.

Chú trọng bảo vệ môi trường để tạo diện mạo mới

Bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được huyện Hoài Đức tập trung chỉ đạo. Từ đó, tạo diện mạo mới trên địa bàn đồng thời hoàn thiện, đáp ứng nhóm tiêu chí về môi trường, để xây dựng huyện thành quận, xã thành phường theo quy định.

Ba Vì phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Huyện Ba Vì là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của thành phố Hà Nội. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm chăn nuôi bảo đảm chất lượng, thời gian qua, các trang trại trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.