Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sóc Sơn nỗ lực đưa 3 xã đạt nông thôn mới nâng cao

Huyện Sóc Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Không dừng lại ở kết quả này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện tiếp tục rà soát, tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu đưa 3 xã: Phù Lỗ, Đức Hòa và Phù Linh “về đích” nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2022.

Quốc Oai tập trung phát triển kinh tế nông thôn

Đến nay, huyện Quốc Oai đã có 79 sản phẩm nông nghiệp, làng nghề được thành phố công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ 3 đến 4 sao. Đây là điều kiện thuận lợi để Quốc Oai mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chuyển đổi sản xuất theo nhu cầu thị trường

Ngành Nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế của mỗi vùng đất, đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, tiến trình này không phải là câu chuyện “ngày một ngày hai” vì phía trước vẫn còn nhiều “rào cản”, cần tập trung tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Nhiều sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới

Từ một huyện đứng nhóm cuối trong phong trào xây dựng nông thôn mới (đầu năm 2010), Phúc Thọ đã có nhiều sáng tạo, nỗ lực vươn lên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu thành phố Hà Nội, được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đây vừa là nền tảng, vừa là động lực để Phúc Thọ tiếp tục vươn lên xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới điển hình tiên tiến.

Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành lần thứ 16, nhiệm kỳ 2018 - 2023, đánh giá kết quả công tác Công đoàn 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ công tác những tháng cuối năm 2022.

Phát triển thế mạnh sản phẩm OCOP từ liên kết sản xuất

Là một huyện miền núi, với đặc trưng của vùng đồi gò đan xen với đồng bằng, huyện Ba Vì đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy thế mạnh để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt; nuôi trồng thủy sản,... Nhiều sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 3, 4 sao và có uy tín, chỗ đứng trên thị trường. Nhờ đó đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản: Tập trung kiểm tra, giám sát nhóm nguy cơ cao

Trong 6 tháng đầu năm 2022, để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao (sản phẩm tươi sống như rau, thịt, thủy sản…), ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tập trung lấy mẫu để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thời gian tới, cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng và các địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng: Tăng tốc đạt tiêu chí lên quận

Tính đến nay, cả 15/15 xã của huyện Đan Phượng đều đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, trong đó 5 xã đã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đòi hỏi tất yếu

Hà Nội đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường, đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm.

Khẳng định vai trò trong phát triển chăn nuôi Thủ đô

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Hà Nội có bước phát triển mạnh cả về năng suất, chất lượng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn được phát hiện, xử lý, khống chế kịp thời. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ thú y các cấp.