Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hà Nội sẽ có trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP

Thực hiện Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về việc triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình OCOP. Đến nay, cả 3 nội dung của mô hình chỉ đạo điểm đều thu về kết quả tích cực.

Hà Nội đẩy mạnh liên kết tiêu thụ trái cây, nông sản

Để ổn định thị trường, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng trái cây, nông sản Việt bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về tiêu thụ tại hệ thống phân phối trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố. Việc này có vai trò vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh nhu cầu của thị trường Thủ đô đối với trái cây, nông sản của địa phương khác là rất lớn.

Đông Anh phát huy thế mạnh làng nghề

Có thế mạnh về làng nghề thủ công mỹ nghệ, những năm gần đây, huyện Đông Anh trở thành một trong những địa phương đi đầu của TP Hà Nội trong việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân làm nghề.

Đưa sản phẩm OCOP đến với mọi nhà

Cùng với phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) về mặt số lượng, thời gian qua, Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ việc tiêu thụ cho các chủ thể, góp phần đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng cả nước.

La Phù nỗ lực đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, cán bộ, nhân dân xã La Phù (huyện Hoài Đức) đã chung sức hoàn thành 18/19 tiêu chí và tiếp tục phấn đấu để sớm đạt mục tiêu đề ra.

Đổi thay ở vùng quê Hồng Vân

Hồng Vân là một trong những xã đầu tiên của huyện Thường Tín được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2019. Nhờ đó, xã được thành phố Hà Nội lựa chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch nông nghiệp trải nghiệm. Đến nay, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều đổi thay, xanh, sạch, đẹp hơn...

Mô hình kinh tế mới góp phần nâng cao đời sống nhân dân

Để góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nhiều địa phương tại Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện những mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các mô hình kinh tế mới, từng bước nâng cao thu nhập của người dân.

Xây dựng miền quê kiểu mẫu

Tản Hồng là xã thuần nông của huyện Ba Vì với cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình. Thế nhưng, nhờ sự quyết liệt, chung sức bền bỉ của chính quyền địa phương cùng người dân trong hơn 10 năm qua, nhiều phong trào lớn về xây dựng nông thôn mới của xã đang phát huy hiệu quả, trở thành miền quê kiểu mẫu.

Nghĩa Hương tập trung phát triển kinh tế

Xã Nghĩa Hương (huyện Quốc Oai) có hơn 930 hộ làm nghề phụ đan nan cót, đan mây tre giang và chế biến lâm sản, kinh doanh dịch vụ, vận tải... Nhờ tập trung gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Gia Lâm tập trung xây dựng nông thôn mới

Nhờ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cán bộ, đảng viên gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và được nhân dân đồng thuận hưởng ứng nên đến nay, xã Dương Quang (huyện Gia Lâm) có nhiều mô hình thiết thực như: Xây dựng sân chơi chung, tuyến đường tự quản, đường hoa kiểu mẫu... Điển hình là các thôn: Yên Mỹ, Bình Trù, Lam Cầu và Bài Tâm đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng xây dựng 7 sân chơi.