Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới: Khơi dậy sức dân

Hơn 10 năm trước, Chính phủ ban hành và phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Nhờ những đóng góp tích cực của các thành phần kinh tế, đến nay, cả nước đã có 5.650/8.232 xã về đích nông thôn mới (đạt gần 69% tổng số xã); 221/664 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Ứng Hòa thay da, đổi thịt nhờ xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa đã thay da, đổi thịt, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh cho huyện phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Lò sấy hướng đến ''nông nghiệp xanh''

Chế biến hạt ngô giống đang là một yêu cầu cấp thiết, nhằm cung cấp đầy đủ hạt giống cho các vùng chuyên canh. Việc tìm ra các giải pháp cho hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến ngô giống quy mô công nghiệp sẽ góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất tại nhiều làng nghề, hướng tới nền sản xuất "nông nghiệp xanh” bền vững.

Đồng lòng, chung sức để sớm “về đích”

Sau bao nỗ lực vượt khó, đặc biệt là thời điểm chịu tác động không nhỏ của kinh tế và dịch Covid-19, xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã cuối cùng trong 14 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) Hà Nội, đã “cán đích” Nông thôn mới (NTM) ngay từ đầu năm 2022. Chặng 1 của hành trình xây dựng NTM khép lại bằng sự thay da đổi thịt rõ nét nơi thôn bản, để chặng 2 mở ra với lời hẹn ở “đích” NTM nâng cao.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần giải pháp để khơi thông chính sách

Hà Nội có rất nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình vẫn còn nhiều vướng mắc dù rất nhiều cơ chế, chính sách đã được Trung ương và thành phố ban hành. Điều này đòi hỏi cần phải có giải pháp để khơi thông chính sách cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển...

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi

Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành chăn nuôi Hà Nội phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhưng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, thời tiết diễn biến bất thường... Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Ngọc Sơn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi tại Hà Nội.

Phát triển cánh đồng mẫu lớn: Cần giải pháp căn cơ

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn là một trong những giải pháp quan trọng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, từ đó tạo ra vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc duy trì và mở rộng những cánh đồng mẫu lớn gặp không ít khó khăn, do vậy, ngành Nông nghiệp cũng như các địa phương cần có giải pháp căn cơ, hiệu quả hơn để thúc đẩy mô hình này phát triển.

Liên kết tiêu thụ nông sản Thủ đô, phục hồi chuỗi giá trị

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội vừa tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản, thực phẩm giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn thành phố tại Trung tâm thành phố sáng tạo Mailand thuộc Khu đô thị Splendora Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức).

Đổi mới liên kết chuỗi trong nông nghiệp

Thực tế cho thấy, việc xây dựng và phát triển các mô hình liên kết chuỗi cung ứng nông sản mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân cũng như góp phần thúc đẩy một nền nông nghiệp bền vững. Thời gian tới, nông nghiệp Thủ đô và cả nước sẽ tập trung đổi mới liên kết chuỗi cung cấp nông sản, qua đó giải quyết nhiều “bài toán” đặt ra từ thực tế phát triển.

Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kinh tế trang trại được xem là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội. Mô hình này đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giúp người nông dân sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn cũng như đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.