Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đổi mới liên kết chuỗi trong nông nghiệp

Thực tế cho thấy, việc xây dựng và phát triển các mô hình liên kết chuỗi cung ứng nông sản mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân cũng như góp phần thúc đẩy một nền nông nghiệp bền vững. Thời gian tới, nông nghiệp Thủ đô và cả nước sẽ tập trung đổi mới liên kết chuỗi cung cấp nông sản, qua đó giải quyết nhiều “bài toán” đặt ra từ thực tế phát triển.

Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kinh tế trang trại được xem là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội. Mô hình này đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giúp người nông dân sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn cũng như đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Mỹ Đức: Tăng tốc về đích huyện nông thôn mới

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay, góp sức của người dân, 21 xã của huyện Mỹ Đức đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là tiền đề quan trọng để Mỹ Đức tăng tốc về đích huyện nông thôn mới trong năm 2022.

Phụ nữ Ba Vì chung sức xây dựng nông thôn mới

Nhiều năm qua, hội viên phụ nữ trong toàn huyện Ba Vì đã luôn nỗ lực chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Nam An nỗ lực chung sức xây dựng nông thôn mới

Nhiều năm trở lại đây, Nam An là một trong những thôn đi đầu của xã Cam Thượng (huyện Ba Vì) trong chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của mỗi người dân nơi đây.

Tái cơ cấu chăn nuôi - Phương pháp phát triển bền vững, hiệu quả

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngành chăn nuôi Thủ đô đã gặp không ít khó khăn vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu, thức ăn, phụ phẩm… nhưng nhờ thực hiện tái cơ cấu ngành và định hướng phát triển lâu dài, ngành chăn nuôi của Hà Nội đã đạt được hiệu quả cao và luôn thuộc đứng tốp đầu cả nước.

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt thời gian tới tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt do một số huyện có diện tích tự nhiên rộng, nhiều vùng bãi ven sông để tận dụng trồng cỏ, ngô, cây họ đậu như Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín....

Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết: Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát

Tình trạng mất an toàn thực phẩm luôn khiến người tiêu dùng lo lắng, nhất là vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao. Chính vì vậy, việc ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết đang và sẽ được các lực lượng chức năng Hà Nội đẩy mạnh.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn dịp cuối năm

Từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội có diễn biến rất phức tạp đặc biệt là sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới, chủng virus gây bệnh mới.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội: Điểm nhấn hoạt động chuyên môn  06 tháng đâu năm 2021

Có thể nói 06 tháng đầu năm 2021 mọi hoạt động xã hội, kinh tế trên Thế giới và tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp. Công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội cũng trực tiếp bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn. Trước hết về giá thức ăn chăn nuôi nhiều lần tăng giá (tại thời điểm tăng khoảng trên 30%) do nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu làm giá đầu vào tăng mạnh, người chăn nuôi không có lãi. Việc vận chuyển lưu thông gia súc, gia cầm cơ nơi có lúc phải tạm dừng, hoặc chậm lại do địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, do kế hoạch nhập, xuất gia súc, gia cầm phải thay đổi, từng nơi, từng lúc khó chủ động. Việc tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật bị tác động trực tiếp, tiêu thụ chậm, khó tiêu thụ do lượng người sử dụng giảm bởi sinh viên, học sinh phải nghỉ ngọc, các nhà hàng, bếp ăn tập thể phải tạm dừng hoạt động. Hơn nữa trong tình hình dịch bệnh phức tạp, khó lường, người chăn nuôi rất khó tính toán việc xây dựng kế hoạch chăn nuôi (kể cả các chủ hộ chăn nuôi lớn) do không dự báo được những biến động bất thường, giá đầu vào sản xuất và giá đầu ra của sản phẩm.