Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sản phẩm OCOP 3 sao của hộ kinh doanh Đào Thị Thanh Vân

Nằm trong cái nôi của làng nghề mộc xã Vân Hà, với hơn 30 năm làm nghề và đào tạo cho nhiều người dân ở Vân Hà cũng như các tỉnh khác học về nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ, nghệ nhân Đỗ Danh Nam có sự sáng tạo đặc sắc là kết hợp nghề chạm khắc gỗ truyền thống và những kiến thức được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành mỹ thuật điêu khắc cơ bản, hiện đại. Đặc biệt với đôi bàn tay khéo léo của mình, các sản phẩm của nghệ nhân Đỗ Danh Nam có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, độc đáo, chất lượng cao, được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên, thân thiện với môi trường. Năm 2019, hộ kinh doanh Đào Thị Thanh Vân đã được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm Ocop 3 sao cho 3 sản phẩm là Thiếu nữ mùa xuân, Vũ điệu chim công và Tứ linh hội tụ.

Sản phẩm OCOP 3 sao của Công ty Cổ phần rau an toàn Hải Anh

Công ty Cổ phần rau an toàn Hải Anh được thành lập năm 2017 với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm rau sạch, an toàn nhất cho sức khỏe người tiêu dùng. Với diện tích sản xuất 3,6ha và khu sơ chế 120m2 hàng năm công ty Hải Anh cung cấp cho thị trường Thành phố Hà Nội trên 322,6 tấn rau các loại.

Trang trại lợn rừng sinh học Cẩm Đình

Những năm gần đây, sản phẩm thịt lợn rừng đã được nhiều người ưa chuộng, nắm bắt thị hiếu đó anh Ngô Xuân Cường (xã Xuân Đình, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã đầu tư và phát triển trang trại lợn rừng sinh học Cẩm Đình.

Sản phẩm mật ong thiên nhiên đạt OCOP 3 sao

Dựa vào đặc điểm khí hậu 4 mùa trong năm của các vùng mà di chuyển đàn ong đến ăn phấn hoa, giúp ong nhả ra thứ mật ngọt, đậm chất thiên nhiên nhất. Đó là cách làm độc đáo nhưng cũng đầy gian nan của chị Chu Thị Vinh – Chủ cơ sở Ong mật Vinh Hoa – xã Đồng Thái, huyện Ba Vì. Sản phẩm mật ong thiên nhiên của chị Vinh là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Ba Vì đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Rau cần Khai Thái

Đầu năm 2020, rau cần của xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) đã được thành phố Hà Nội công nhận 4 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố. Kết quả đó đã mở ra hướng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, bền vững, hiệu quả cao cho người dân địa phương.