Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Ứng Hòa: Thành công với mô hình nuôi ong lấy mật

Mô hình nuôi ong lấy mật là nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, các sản phẩm từ ong như mật, sáp, phấn hoa có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Khai thác lợi thế từ thiên nhiên, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu bằng nghề nuôi ong lấy mật, trong đó phải kể đến mô hình của người cựu chiến binh Đặng Đình Phong, xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.

Thanh Oai phát huy lợi thế của huyện ven đô

Năm 2018, huyện Thanh Oai tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm phát triển kinh tế ổn định, duy trì mức tăng trưởng hợp lý; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị và nông thôn mới nhằm phát huy lợi thế của huyện ven đô.

Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi

Những năm gần đây, việc sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị (cơ giới hóa) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho các trang trại chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Điều này được minh chứng cụ thể ở một trang trại chăn nuôi gà tại Chương Mỹ - Hà Nội. Đó là gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (thôn Xuân Long, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ).

Gia Lâm: Thành tỷ phú nhờ trồng cam theo mô hình VietGAP

Là người đầu tiên đưa giống cam về trồng trên đất Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, đến nay, ông Trần Văn Bình (thôn Báo Đáp, xã Kiêu Kỵ) đã có 8ha cam trồng theo quy trình VietGAP, thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Xã Thái Hòa phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Xã Thái Hòa, huyện Ba Vì là một xã phát triển chăn nuôi đa dạng với nhiều giống vật nuôi khác nhau. Nhờ làm tốt công tác thú y nên trong nhiều năm qua, phong trào chăn nuôi ở đây luôn ổn định, không phát sinh dịch bệnh. Nhờ chăn nuôi ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao nên nông dân ở đây luôn yên tâm phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập và nâng cao cuộc sống.

Ba Vì: Làm nhà lưới ngăn ruồi vàng hại táo

Vừa qua, tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đánh giá mô hình trồng thâm canh giống 11 Táo 05. Đây là giống táo rất sai quả và quả to nên dễ bị gẫy cành. Ngoài ra, trong một số năm gần đây trên cây táo nói chung, giống 11 Táo 05 nói riêng thường bị ruồi vàng gây hại nặng. Đây là đối tượng dịch hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ hiệu quả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, sản lượng và thu nhập của người chuyên canh táo. Trước những thực tế nói trên, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu xây dựng mô hình làm nhà lưới ngăn côn trùng và giàn đỡ cành quả cho cây táo.

Ba Vì: Nâng cao thu nhập từ HTX chăn nuôi

Sau 5 năm thành lập và phát triển, đến nay HTX Đầu tư nông trại xanh và phát triển đàn bò Ba Vì đã mở rộng được quy mô chăn nuôi cả bò sữa và bò thịt, mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Xã Tân Minh, huyện Thường Tín: Thu nhập cao nhờ trồng rau gia vị

Xã Tân Minh, huyện Thường Tín là vùng chuyên trồng các loại rau gia vị (hay còn gọi là rau laghim) lớn nhất TP Hà Nội. Ngày nay, nhờ sản xuất theo hướng an toàn đã nâng cao giá trị và ổn định đầu ra cho sản phẩm rau gia vị, giúp nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

HTX Văn Đức, Gia Lâm: Quản lý sản xuất rau an toàn theo nhóm

Nằm ven sông Hồng với không khí trong lành, đất phù sa màu mỡ với đặc trưng “3 không” (không nhà máy, không gần quốc lộ, không bệnh viện) là tiền đề quan trọng để xã Văn Đức, huyện Gia Lâm hình thành nên vùng rau an toàn (RAT) lớn nhất Thủ đô với diện tích trên 250ha, trung bình HTX Nông nghiệp Văn Đức cung cấp ra thị trường khoảng 100 tấn rau/ngày với đa dạng chủng loại từ rau ăn lá, rau ăn củ, đến các loại rau gia vị. Đặc biệt, 15ha trồng rau theo quy trình VietGAP đã được quy hoạch, thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. Tất cả các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch rau đều có sự giám sát của các Tổ trưởng do HTX bầu ra và cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội.

Đan Phượng: Thành công với mô hình chăn nuôi bò thịt thương phẩm

Chăn nuôi bò thịt đang là xu hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn do tiềm năng cũng như giá trị kinh tế của mô hình này. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi bò thịt của anh Trần Văn Thắng, xã Thọ An, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.