Theo đó, Thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ đảm bảo 100% nông sản tham gia các chuỗi đều truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo các quy định tiêu chuẩn về ATTP, các quy định để đưa vào kênh phân phối hiện đại trong và ngoài nước, tiến tới xuất khẩu; Trên 80% người nông dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức về trồng trọt, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định; Trên 80% sản phẩm nông sản của các địa phương có nhu cầu được hỗ trợ xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý... Định kỳ theo mùa vụ, hàng năm, các hợp tác xã, doanh nghiệp, người nông dân được cung cấp các thông tin về thị trường.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Thành phố sẽ tập trung tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ cung cấp kiến thức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân; Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về hội nhập kinh tế quốc, các lớp tập huấn kiến thức về các điều kiện để nông sản thực phẩm vào kênh phân phối hiện đại, các kênh xuất khẩu; các lớp tập huấn kiến thức về thương mại điện tử, các lớp tập huấn kiến thức liên quan đến thị trường, tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể…
Bên cạnh đó, Thành phố cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm, triển khai hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn đại lý cho nông sản thực phẩm các địa phương.
UBND Thành phố giao Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị, hoạt động giao thương, kết nối cung - cầu, tuyên truyền quảng bá nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội hàng năm, tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội vào các kênh phân phối, tiến tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm hỗ trợ nông dân phát triên được sản xuất một cách ổn định, bền vững. Tổ chức các giải pháp cấp bách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm có nguy cơ dư cung cao trong các mùa vụ./.
TX (Theo Cổng GTĐT TP Hà Nội)