Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tình hình sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ, biện pháp phòng trừ



Tình hình sinh trưởng của lúa và sinh vật hại

  1. Tình hình sinh trưởng của lúa

    Hiện nay, lúa trà sớm đang giai đoạn chín sáp - thu hoạch, trà trung giai đoạn trỗ - chín sáp, trà muộn giai đoạn làm đòng - trỗ bông. Đến ngày 15/5/2024, diện tích lúa đã trỗ là 79.426,4 ha (đạt 98,3%), diện tích lúa đã thu hoạch 768,2 ha. Thời tiết thời gian tới tiếp tục diễn biến bất thường, nắng nóng xen kẽ các trận mưa rào kèm dông, gió mạnh là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại.

  1. Tình hình sinh vật hại:

     - Chuột: Tỷ lệ trung bình 2 - 3% dảnh, cao 5 - 10% dảnh, cục bộ >20% dảnh.

Diện tích nhiễm 496,93 ha (nhẹ 359,45 ha; trung bình 113,4 ha; nặng 24,08 ha).

      - Bệnh đạo ôn cổ bông: Tỷ lệ trung bình 0,5 - 1% cổ bông, cao 3 - 5% cổ bông,

cục bộ >20% cổ bông, cấp 1 - 3. Diện tích nhiễm 10,6 ha (nhẹ 8,7 ha; trung bình 1,2 ha; nặng 0,7 ha).

      - Bệnh khô vằn: Tỷ lệ trung bình 5 - 7% dảnh, cao 15 - 25% dảnh, cục bộ >40%

dảnh, cấp 3 - 5. Diện tích nhiễm 2.071 ha (nhẹ 1.746,06 ha, trung bình 287,55 ha; nặng

37,39 ha).

      - Bọ rầy: Mật độ trung bình 300 - 500 con/m2, cao 1.000 - 1.500 con/m2, cục bộ >5.000 con/m2, tuổi 4 - 5,TT. Diện tích nhiễm 762,1 ha (nhẹ 527,98 ha; trung bình

205,52 ha; nặng 28,6 ha).

      - Bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá: Tỷ lệ trung bình 5 - 7% lá, cao 15 - 25% lá, cục bộ 30 - 40% lá, cấp 3 - 5. Diện tích nhiễm 169,52 ha (nhẹ 151,69 ha; trung bình 17,83 ha).

      Ngoài ra sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đen lép hạt… hại nhẹ.

      Biện pháp phòng trừ:

     Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân loại trà lúa, giống lúa và xác định mật độ sâu/ tỷ lệ bệnh, diện tích cần phòng trừ của từng đối tượng. Thông báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Đối với những diện tích nhiễm nặng cần phải chỉ rõ đến từng ruộng, từng hộ nông dân, hướng dẫn biện pháp phòng trừ cụ thể, không để sâu bệnh phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng.

      - Đối với bọ rầy: Lưu ý những diện tích lúa giai đoạn chín sữa - chín sáp. Tổ chức phun phòng trừ ở những diện tích lúa có mật độ bọ rầy ≥ 3.000 con/m2 khi rầy chủ yếu tuổi 1,2 bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Pymetrozine, Buprofezin, Nitenpyram,... như Chess® 50WG, Cheestar 50WG, Penalty 40WP,Orgyram 70WP, Facetime 750WP,... Sau khi phun thuốc 2 - 3 ngày kiểm tra lại đồng ruộng, nếu thấy mật độ bọ rầy còn cao tiếp tục phun thuốc trừ lần 2.

     - Đối với bệnh khô vằn: Phun phòng trừ những diện tích có tỷ lệ bệnh >20% sốdảnh bằng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất Propiconazole, Hexaconazole, Difenoconazole,… như Tilt Super® 300EC, Superone 300EC, Annongvin 50SC …

     - Đối với sâu đục thân hai chấm: Chú ý những diện tích lúa trỗ sau nhất vùng, những diện tích gần ánh sáng đèn, ... Tổ chức phun phòng trừ khi lúa bắt đầu trỗ ở những diện tích có mật độ ổ trứng ≥ 0,2 ổ/m2 bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất Chlorantraniliprole, Isocycloseram, Spinetoram, Spinosad,… như Prevathon® 35WG, Inpicio® 200SC, Radiant® 60SC, Automex 100EC, Efphê 25EC,...

     Chú ý: Sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng ghi trên bao bì; thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định. Những diện tích lúa đang trỗ bông phải phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát./.

Minh Cường (TH)