- Kỹ thuật trồng
Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng mới cây bưởi cần được giải phóng trước từ 4 - 6 tháng. Nếu là đất chu kỳ 2 nên trồng 2 - 3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất, trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
Thời vụ trồng:
Thời vụ thích hợp trồng cây bưởi ở miền Bắc vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10). Trong điều kiện chủ động được nước tưới, trồng vào vụ thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.
Thời vụ thích hợp trồng cây bưởi ở miền Nam vào đầu mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 9).
Đào hố và bón lót: Sau khi đã thiết kế xong tiến hành đào hố và bón lót trước lúc trồng cây khoảng 1 tháng.
- Kích thước hố: nguyên tác đất xấu phải đào rộng và sâu, đất tốt đào hố nhỏ và nông hơn. Thông thường hố trồng cây bưởi đào hố 60cm x 60cm x 60cm. Khi đào hố xong dùng đất đào lên với đất phá thành lấp xuống 4/5 hố, phần đất còn lại trộn đều với phân chuồng + vôi + lân lấp trên mặt hố cao hơn mặt đất vườn 15 - 20cm.
- Lượng phân bón lót (tính cho 1 hố)
+ Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 50 - 60kg
+ Phân lân Supe: 1- 2kg
+ Vôi bột: 1kg
+ NPK tổng hợp bón lót: 0,2 - 0,3kg
Lưu ý: Nếu không có phân chuồng hoai mục thì có thể sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng bón 0,5 - 1kg/hố/cây.
Trồng cây:
Khi trồng, đào hố giữa mô (xé bỏ túi bầu Polymer); đối với đất bằng đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô từ 3 - 5cm; đối với đất đồi đặt bầu cây con ngay trên mặt đất. Dùng tay ấn nén đất xung quanh bầu cây tạo sự liên kết giữa đất ở ngoài và bầu cây.
Khi đặt cây phải xoay hướng cành ghép theo hướng chiều gió để tránh gẫy nhánh, cụ thể cắm cọc để giữ cây con khỏi tác hại của gió.
Trồng xong tưới đẫm nước và dùng cỏ mục, rơm rạ khô để tủ gốc.
Chăm sóc sau trồng:
+ Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bẽn rễ và phục hồi. Sau đó tùy thời tiết khô nắng mà có thể tưới bổ sung chống hạn cho cây.
+ Làm cỏ và quản lý cỏ dại: Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc thường xuyên, làm cỏ gốc theo hình chiếu của tán cây, phần cỏ còn lại trong vườn cần được giữ lại với mục đích giữ ẩm cho vườn, chống xói mòn, rửa trôi,…; Áp dụng biện pháp cắt cỏ trong vườn cây bưởi để trả lại phân xanh cho đất, không sử dụng thuốc trừ cỏ trong vườn cây bưởi (bộ rễ cây bưởi rất mẫn cảm với các loại thuốc trừ cỏ).
+ Cây trồng xen
Ở những vùng đất bằng hoặc hơi dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Trồng xen cây họ đậu (lạc, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,…), các loại cây dược liệu, cây rau thơm,… dưới tán cây bưởi trong những năm đầu cây chưa giao tán.
Trồng xen phải theo phương châm cây trồng xen không chèn cây trồng chính.
- Biện pháp bón phân cho cây bưởi theo VietGAP
Bón phân cho cây bưởi theo VietGAP thời kỳ Kiến thiết cơ bản (Cây chưa có quả)
- Bón phân cho cây bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ 1 – 3 năm sau khi trồng, cây chưa có quả) có thể bón lót (bón giai đoạn cuối năm) và bón thúc (chia làm 8 – 10 lần trong năm, mỗi lần bón cách nhau 1 - 1,5 tháng).
+ Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% lân + 100% vôi; thời gian bón vào tháng 11 và tháng 12.
+ Bón thúc: sử dụng 70% phân hữu cơ vi sinh và 30% phân NPK tổng hợp và bón xen kẽ nhau qua các đợt bón.
- Lượng phân bón cho một cây/năm
Năm trồng
|
Phân hữu cơ (kg)
|
Lân super
(kg)
|
Vôi bột
(kg)
|
Hữu cơ vi sinh
(kg)
|
Phân NPK tổng hợp
(kg)
|
Năm thứ 1
|
30
|
0,5
|
1,0
|
2,0
|
1,0
|
Năm thứ 2
|
30
|
1,0
|
1,0
|
3,5
|
2,0
|
Năm thứ 3
|
40
|
2,0
|
1,0
|
5,0
|
2,5
|
- Phương pháp bón phân cho cây
+ Bón phân hữu cơ vi sinh, NPK tổng hợp: Rạch rãnh xung quanh tán sâu khoảng 0,5cm; rắc phân rồi lấp đất lại.
+ Bón phân chuồng, lân và vôi bột: Cuốc rãnh rộng 30cm, sâu 10 - 15cm chiếu theo hình tán cây, để 2,3 ngày cho khô các đầu rễ rồi mới bón phân (hạn chế nấm phytophthora và Fusarium,… xâm nhập).
Bón phân cho cây bưởi theo VietGAP thời kỳ Kinh doanh (cây mang quả)
- Đối với cây bưởi bộ rễ tơ có vai trò hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi quả,… Bộ rễ tơ khỏe mạnh trong giai đoạn vườn cây kinh doanh là cực kỳ cần thiết. Nhất là vào mùa mưa khi vườn bưởi bị ngập cục bộ, bộ rễ tơ bị ngập hư hỏng nhiều; Nên trước mỗi thời điểm bón phân khoảng 5 - 7 ngày cần sử dụng thêm các sản phẩm có chứa thành phần Humic, Trimix B1,… để kích rễ tơ phát triển. Bộ rễ tơ khỏe sẽ giúp cây hấp thu được tối đa lượng phân bón chúng ta bón để nuôi quả. Giúp quả phát triển tốt nhất, tránh tình trạng tồn dư phân bón làm chai cứng đất.
- Lượng phân bón được khuyến cáo sử dụng theo bảng sau
Stt
|
Loại phân
|
Lượng phân bón
|
Năng suất (kg/cây/năm)
|
20
|
40
|
60
|
90
|
120
|
150
|
1
|
Phân hữu cơ
|
Kg/cây/năm
|
40
|
50
|
60
|
80
|
100
|
120
|
2
|
Lân Super
|
Kg/cây/năm
|
1,0
|
1,5
|
2,0
|
2,5
|
3,0
|
3,5
|
3
|
Vôi bột
|
Kg/cây/năm
|
1,5
|
1,5
|
1,5
|
1,5
|
1,5
|
1,5
|
4
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
Kg/cây/năm
|
2,0
|
2,5
|
3,5
|
4,5
|
5,5
|
6,0
|
5
|
Phân tổng hợp NPK
|
Kg/cây/năm
|
1,5
|
2,0
|
2,5
|
3,5
|
4,5
|
5,0
|
- Thời kỳ bón phân cho cây bưởi: Bón phân trong thời kỳ cây cho quả được chia làm 3 lần chính: bón sau thu hoạch quả, bón thời kỳ ra hoa đậu quả (chia làm hai lần bón trước ra hoa và sau đậu quả) và bón trong thời gian quả lớn (chia thành 4 – 6 lần bón) tùy điều kiện từng nơi.
+ Phương pháp bón phân cho cây bưởi
Thời kỳ bón
|
Tỷ lệ các loại phân chính (%)
|
Ghi chú
|
Phân hữu cơ
|
Lân Super
|
Vôi bột
|
Phân hữu cơ vi sinh
|
Phân tổng hợp NPK
|
Bón sau thu hoạch
|
100
|
100
|
100
|
0
|
0
|
Các loại phân trộn với nhau và đảo đều vào đất
|
Bón trước ra hoa và sau đậu quả
|
0
|
0
|
0
|
30
|
30
|
Cần đảm bảo độ ẩm trước khi bón
|
Bón thời kỳ quả lớn (4-6 lần)
|
0
|
0
|
0
|
70
|
70
|
Cắt cành vượt, dừng bón trước thu quả 1 tháng
|
Lưu ý: Mỗi lần bón phân cần tưới nước đủ ẩm cho đất trước và sau khi bón./.
TX (Theo Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây bưởi theo VietGAP)