Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống vụ mùa

Nông dân miền Bắc đang chuẩn bị ngâm ủ hạt lúa giống để gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên, thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng và có thể còn diễn biến rất phức tạp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa.



Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh và nẩy mầm, tăng cường khả năng chống chịu sau này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.

  1. Xử lý hạt giống trước khi ngâm:

Trước khi ngâm ủ cần phơi giống lại 2 - 3 giờ dưới nắng nhẹ để tăng sức hút nước và tăng độ nẩy mầm của hạt, không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng.

Sau đó, cần loại bỏ những hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất, nấm bệnh… bằng nước nóng 540C (3 sôi, 2 lạnh) hoặc nước muối 15%. 

            Cách xử lý hạt giống bằng nước nóng 540C: Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (3 sôi, 2 lạnh), rồi đổ thóc từ từ vào nước đã pha, ngâm trong thời gian 10 - 15 phút; lượng nước nóng 540C cần gấp 3 - 4 lần lượng lúa giống cần xử lý (ví dụ: 10 kg hạt giống cần 30 - 40 lít nước 540C); dùng rá vớt bỏ những hạt nổi, hạt lơ lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạch.

            Cách xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15%:  Pha 1,5 kg muối ăn với 10 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết muối, sau đó đổ thóc giống vào dung dịch nước muối đã pha theo tỷ lệ một phần thóc ba phần nước, ngâm 10 - 15 phút, dùng rá vớt bỏ những hạt nổi, hạt lơ lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạch.

  1. Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm

Các giống lúa liền vụ, hạt cần ngủ nghỉ lâu nếu không có biện pháp xử lý phá ngủ thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp. Hạt giống trước khi xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm cần loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất bằng nước nóng 540CSau đó, lấy 0,5 - 1 kg supe lân Lâm Thao pha với 10 - 15 lít nước, khuấy đều để lắng, gạn lấy nước trong rồi đổ thóc giống vào ngâm trong 10 - 12 giờ.

            Lưu ý: Tuỳ lượng thóc giống ngâm nhiều hay ít mà tăng lượng lân và nước, cứ 1kg thóc giống cần 1 - 1,5 lít dung dịch lân đã pha như trên.

  1. Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống lúa:

            * Kỹ thuật ngâm:

            - Hạt giống sau khi được xử lý loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất; xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm tiếp tục ngâm với nước sạch khoảng 24-36 giờ đối với giống lúa liền vụ hoặc 12 - 18 giờ đối với các giống lúa khác.

            - Trong quá trình ngâm cứ 4 - 5 tiếng thì thay nước, rửa chua 1 lần, ngâm cho đến khi thấy hạt thóc hút no nước (hạt thóc trong, nhìn thấy phôi hạt), rồi đãi sạch, để ráo nước sau đó tiến hành ủ.

            Lưu ý: Một số giống lúa thuần chuyển vụ tính từ khi xử lý nảy mầm đến khi hạt giống no nước phải đạt từ 36 - 48 giờ. Cá biệt có giống phải ngâm đến 60 - 70 giờ.

            * Ủ thúc mầm, điều tiết rễ mầm và thân mầm:

            - Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rành, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa).

            Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 - 30h (với hạt lúa thuần) và 12 - 16h (với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.

            - Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. Nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12h với lúa thuần và 6h với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên.

            Sau 30 - 36h (với lúa thuần) và 18 - 24h (với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 - 1/2 chiều dài hạt thóc./.

Hà Thúy Tuyển – Trạm KN Chương Mỹ