Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Khắc phục cỏ dại hại lúa vụ xuân 2019

Thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp. Để vụ đông xuân giành thắng lợi và đạt năng suất cao, bà con nông dân cần ứng phó với các yếu tố bất lợi đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa như dịch hại, trong đó có cỏ dại.



 Cỏ dại là mối quan tâm hàng đầu của nông dân đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.      

Đặc điểm cơ bản của cỏ dại:

- Sức sinh sản cao, vừa sinh sản bằng hạt vừa sinh sản bằng thân đốt, hoặc có loại chỉ sinh sản riêng rẽ bằng hạt hoặc bằng thân đốt.

- Có sức sống và khả năng tồn tại mạnh hơn lúa, nhất là trong điều kiện gặp ánh sáng và độ ẩm thích hợp; chỉ sinh trưởng, phát triển chậm khi gặp rét đậm rét hại kéo dài. Những ruộng gieo thẳng hoặc cấy không được chủ động nước tưới, bị ghềnh do khâu làm đất thì đều phát sinh nhiều cỏ mọc.

- Cỏ dại có nhiều chủng loại và đều là ký chủ hoặc là môi giới trung gian truyền dịch bệnh thông qua các loại côn trùng chích hút hoặc bọ rầy các loại.

- Chỉ bị tiêu diệt bằng thuốc cỏ chọn lọc khi tế bào còn non.

- Đều hấp thụ qua lá và qua đường rễ các loại phân và thuốc hóa học.

Tác hại của cỏ:       
     1. Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất nông sản giảm.

  1. Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
         3. Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất...

Các biện pháp phòng trừ cỏ dại:
     Hiện nay  không có một biện pháp quản lý cỏ lúa đơn độc nào có thể phòng trừ hiệu quả cỏ lúa . Các biện pháp ngăn ngừa là chính trước khi áp dụng các loại thuốc trừ cỏ.         
Biện pháp phòng:   

- Sử dụng giống sạch hạt cỏ, giống xác nhận hay giống nguyên chủng.

- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy.
 - Vệ sinh nông cụ, máy móc từ ruộng lúa bị nhiễm sang ruộng chưa nhiễm.

- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.          
 - Dùng phân hữu cơ đã ủ hoai mục.

Thường xuyên thăm đồng, điều tiết kịp thời mực nước mặt ruộng. Những ruộng chưa gieo cấy cần phải bừa kép phẳng lần cuối. Ở ruộng lúa cấy, cần duy trì mực nước từ 2- 3cm;         
Biện pháp trừ:        
     Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp và dùng thuốc hoá học.
     Lưu ý: Khi sử dụng thuốc hóa học để trừ cỏ cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất./.

Hà Thúy Tuyển – Trạm KN Chương Mỹ (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam)