Theo đó, mục tiêu đến năm 2030: Tổng diện tích nuôi biển đạt 9.280 ha (diện tích nuôi từ 3 hải lý trở vào là 3.500 ha, vùng từ 3 - 6 hải lý là 5.380 ha, vùng từ 6 - 12 hải lý là 400 ha). Tổng sản lượng đạt 94.000 tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng giai đoạn 2025 - 2030 là 9,6%. Đảm bảo chủ động cung cẩp 100% nhu cầu giống chủ lực, giống đặc hữu của tỉnh (bào ngư, ngán, sá sùng,...) chất lượng, sạch bệnh. Tiếp tục phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, chủ lực, đặc thù, có khả năng tạo sản lượng lớn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh như cá Song, cá Giò, cá Vược, cá Chim vây vàng, Ngao, Hàu, Trai cấy ngọc, Bào ngư,...và một số loại hải sản khác (Rong biển, tôm hùm, ghẹ,...). Tiếp tục phát triền vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển từ 3 - 6 hải lý và ngoài 6 hải lý tại các địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thích hợp và phù hợp với định hướng, kế hoạch sử dụng không gian biển. Thí điểm mô hình “Trang trại nuôi biển công nghiệp gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyên biên đảo” tại vùng biển ngoài 6 hải lý. Định hướng đến năm 2045: Phát triển ngành công nghiệp nuôi biển đạt trình độ tiên tiến với phương thức quản lý hiện đại. Nuôi biển trở thành một trong những bộ phận quan trọng của ngành thủy sản, có đóng góp trên 80% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Để đảm bảo triển khai thực hiện kế hoạch trên, một số nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra, cụ thể: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản nói chung và nuôi biển nói riêng (Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; Quản lý khu vực biển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện các quy định về bảo vệ nguồn lợi, môi trường, về sử dụng khu vực biển nuôi trồng thủy sản; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động nuôi biển). Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghê cao; cơ cấu lại diện tích, đối tượng nuôi phù hợp; hoàn thiện quy trình nuôi, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường (Nuôi cá biển; Nuôi nhuyễn thể; Nuôi trồng hải sản khác). Đa dạng hóa đối tượng nuôi; tập trung phát triển sản xuất các giống thủy sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao, từng bước chủ động nguồn giống đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho các vùng nuôi trong tỉnh. Tổ chức sắp xếp lại hoạt động chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị, tạo chuyển biến nhanh, bền vững trong lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nuôi thủy sản biển. Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, tạo đột phá trong lĩnh vực nuôi thủy sản biển; Chú trọng công tác quan trắc môi trường, giám sát bệnh dịch phục vụ nuôi biến; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ và phát triển nuôi biển theo các chuỗi liên kết giá trị. Đẩy nhanh việc chuyển đổi sang sử dụng vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ mặn đảm bảo đúng quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)./.
Minh Trí – TTKN Quảng Ninh