- Làm cỏ, xới xáo và vệ sinh vườn cây:
Giữ sạch cỏ kết hợp với xới xáo nhẹ trên mặt luống cách gốc 30 - 40cm. Khơi thông rãnh tránh đọng nước vào đầu mùa mưa, quét vôi cho gốc cây ở độ cao 60 - 70cm vào 2 đợt đầu và cuối mùa mưa (tháng 2 - 3 và 8 - 9).
- Tưới và thoát nước:
Chỉ tưới nước trong thời kỳ khô hạn của năm khi đất có độ ẩm giảm dưới 60%. Tưới đủ ẩm và tưới theo phương pháp phun cho cây để tránh dí đất. Ở vùng đất trũng hoặc bằng phẳng cần đào rãnh thoát nước vào mùa mưa, không để vườn đọng nước quá lâu để tránh làm thối bộ rễ tơ.
- Bón phân:
Bón phân cho vườn cây bưởi Diễn vào các thời điểm chính sau: tháng 2 - 3; 5 - 6; 8 - 9; 12.
Loại phân bón sử dụng để bón là: phân chuồng hoai mục; phân đạm, lân, kali, NPK tổng hợp.
Lượng bón và phương pháp bón (theo như bảng).
Thời gian bón
|
Tỷ lệ các loại phân chính(%)
|
Ghi chú
|
N
|
P2O5
|
K2O
|
NPK tổng hợp
|
Bón sau khi thu quả
(cuối tháng 11 đầu tháng 12)
|
15
|
100
|
20
|
20
|
Bón sâu cùng toàn bộ phân chuồng
Nhằm hồi phục sức cho cây
|
Bón vụ Xuân, trước, sau khi lộc xuân xuất hiện
(khoảng tháng 2-3)
|
40
|
0
|
25
|
25
|
Tưới trước khi bón
Nhằm tăng khả năng ra hoa, đậu quả
|
Thời kỳ quả lớn mạnh
( khoảng tháng 4, 5)
|
30
|
0
|
30
|
30
|
Cắt cành vượt
Nhằm thúc cho quả nhanh lớn, hạn chế rụng quả
|
Bón trước khi thu hoạch
( khoảng tháng 9, 10)
|
15
|
0
|
25
|
25
|
Tăng chất lượng quả
|
Cách bón:
- Lần 1: Bón vào tháng 12; Rạch rãnh rộng 15 - 20 cm, sâu 15 – 20 cm theo hình chiếu tán cây; Rải đều phân xuống rãnh lấp đất kín, tưới đủ ẩm.
- Lần 2: Bón vào tháng 2, 3; Nếu khô hạn đào rãnh rộng 10 cm, sâu 10 cm theo hình chiếu tán cây để bón, sau đó lấp đất kỹ, tưới nước và luôn giữ ẩm cho cây; Nếu mưa ẩm, rắc phân trực tiếp theo tán cây.
- Lần 3: Bón vào tháng 5, 6; Cách bón như đợt 2.
- Lần 4: Bón vào tháng 8, 9; Cách bón như đợt 2.
- Cắt tỉa tạo tán:
- Hàng năm tiến hành cắt tỉa tạo tán làm cho cành phân bố một cách hợp lý tạo cho cây có bộ khung tán vững chắc, cân đối, thông thoáng, tăng khả năng sinh trưởng, quang hợp.
- Sau khi cây đậu quả cần tiến hành tỉa bớt những quả ra loạt đầu và những quả nhỏ, quả kẹ ra sau cùng, chỉ để số lượng quả vừa phải theo độ lớn của cây, cắt bỏ hết các cành vượt, cành sâu bệnh hại.
- Kỹ thuật bao quả bưởi Diễn
* Chuẩn bị trước khi bao quả:
- Trước khi cây bưởi Diễn ra hoa, phun phòng trừ sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella); phun phòng trừ nhện đỏ (Panonychus citri) bằng các loại thuốc chuyên dùng trên cây ăn quả có múi, pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu…
- Dọn vệ sinh vườn bưởi Diễn, tỉa bỏ những quả kẹ, quả bị sâu bệnh hại, phun thuốc phòng trừ một số sâu bệnh hại chính như nhện trắng, nhện rám vàng, bọ xít, bệnh loét, bệnh ghẻ hại quả bưởi Diễn. Các việc chuẩn bị được hoàn tất trước khi bao quả 1 ngày.
- Sau khi bao quả bưởi Diễn: thường xuyên kiểm tra và phòng trừ một số đối tượng rệp gây hại trong giai đoạn này như rệp sáp (Planococcus citri), rệp sáp vảy đỏ (Aonidiella aurantii); phun 1-2 lần ở thời kỳ quả non.
* Kỹ thuật bao quả
- Chất liệu túi bao: Sử dụng túi bao quả bưởi chuyên dụng, màu vàng nhạt, chiều rộng 30cm, chiều dài 35cm, có dây kẽm dùng để buộc ở trên mép túi và hai lỗ thoát nước đục sẵn phía đáy túi; chất liệu túi đã qua kiểm nghiệm không ảnh hưởng đến chất lượng quả bưởi Diễn cũng như môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
- Thời điểm bao quả bưởi Diễn: Bảo quả sau khi kết thúc rụng sinh lý lần 2, đường kính quả từ 6 - 7 cm.
- Thao tác bao quả: Đưa quả bưởi Diễn cần bao vào bên trong túi bao chuyên dụng sau đó gấp miệng túi bao từ hai bên mép túi vào cuống quả, sau đó dùng dây kẽm ở miệng túi cuấn chặt lại.
- Kiểm tra sau khi bao: Kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện một số loại dịch hại trong giai đoạn quả được bao như nhóm rệp sáp hại quả thì phải tiến hành phun phòng.
- Tháo túi bao: Khi quả bưởi Diễn đạt độ chín sinh lý, trước khi thu hoạch từ 40 - 50 ngày, tiến hành tháo túi bao để cải thiện mã quả.
- Những mặt trái của túi bao quả: Nếu không bao đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng rụng quả ngay sau khi bao; Có một số sâu bệnh hại quả trong giai đoạn quả được bao như nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng, rệp sáp bông, bệnh loét, bệnh ghẻ.
- Tác dụng của túi bao quả bưởi Diễn:
+ Bao quả chống được sâu hại, nhện hại, rệp muội, rệp sáp, ruồi đục quả, ngài chích hút và bệnh loét, bệnh ghẻ hại quả.v.v., nhờ đó hạn chế được việc dùng thuốc sâu, bệnh trên cây ăn qủa có múi.
+ Bao quả giúp hình thức bên ngoài bóng đẹp, đồng đều, ít bị rám nắng, không bị trầy xước, cọ sát.
+ Do bao quả hạn chế sâu bệnh, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên đây là một trong nhưng kỹ thuật để sản xuất quả có múi an toàn theo hướng VietGAP. Đồng thời có thể áp dụng tốt cho những vườn du lịch sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản dưới mương./.
Hà Thúy Tuyển – Trạm KN Chương Mỹ (Theo Viện nghiên cứu rau quả)