Để tìm hiểu về bệnh và một số biện pháp khắc phục mời bạn đọc tham khảo bài viết sau:
- Tìm hiểu về bệnh vàng lá gân xanh trên cây hoa hồng
Để cây hoa hồng có thể khỏe mạnh và chữa dứt điểm bệnh vàng lá gân xanh, thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh vàng lá gân xanh như thế nào? Biểu hiện của vàng lá gân xanh ở bộ phận lá nào của cây? Bệnh vàng lá gân xanh trên cây hoa hồng thường do thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi lượng, có 2 loại bệnh sau:
1.1. Vàng lá gân xanh trên phần lá non
- Bệnh vàng lá gân xanh ở phần lá non thường xuất hiện ở những chậu trồng có giá thể chặt, bí đất, không có độ thông thoáng, giá thể đã bị mục nát, không còn các chất dinh dưỡng. Hoặc giá thể trồng cây hoa lúc nào cũng bị ẩm ướt không được khô thoáng, thời điểm mưa dầm liên tục. Ở các chậu hồng này ngoài việc hay bị đốm lá, thì cây hồng chủ yếu sẽ bị bệnh vàng lá gân xanh ở bộ phận lá non do bị thiếu vi lượng Sắt.
1.2. Vàng lá gân xanh ở bộ phận lá già, lá trưởng thành
- Vàng lá gân xanh thường xuất hiện trên phần lá già, lá trưởng thành là do thiếu Vi lượng Magie, thường rất ít khi bị, tuy nhiên thường xuất hiện trong số trường hợp sau:
+ Bệnh vàng lá gân xanh thường xuất hiện ở những chậu trồng trong đất: cát, đất hơi chua, đất phèn,… thường rất dễ thiếu Magie nếu không được chăm sóc và bón phân đầy đủ.
+ Thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều cùng với việc bón phân chứa nhiều canxi, kali hoặc natri có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu Magie đối với cây hoa hồng.
+ Bón phân magie cho cây không đúng kỹ thuật, sẽ rất dễ bị rữa trôi phân.
1.3. Vàng lá gân xanh do ảnh hưởng từ bộ rễ
- Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vàng lá gân xanh không thể bỏ qua đối với cây hoa hồng đó là bộ rễ của cây đã bị yếu dần. Lúc này các lá trên cành từ lá non và lá già đều bị vàng lá và nổi rõ những gân xanh trên lá.
- Lúc này cần quan sát kỹ hiện tượng vàng lá trên cây, nếu thấy có xuất hiện bị đốm đen xung quanh và rụng dần lá là cây bị yếu bộ rễ.
- Bộ rễ cây hoa hồng bị yếu do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị vàng lá nổi gân xanh là do giá thể. Giá thể trồng cây hoa hồng có thể sử dụng đất bẩn, không đủ dưỡng chất, sử dụng các loại phân trộn không được đảm bảo. Để lâu dần sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, có thể bị nhiễm bệnh hoặc yếu dần không thể hấp thu được dinh dưỡng cung cấp cho cây. Chính vì vậy, cần kiểm tra đất và bộ rễ của cây hoa hồng.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng bệnh vàng lá gân xanh
- Nếu cây hoa hồng bị vàng lá gân xanh do tình trạng thiếu chất dinh dưỡng vi lượng, lúc này cần quan sát cây kỹ hơn, xem cây thiếu vi lượng gì để bổ sung thêm. Có thể sử dụng trực tiếp các loại vi lượng như Sắt, Magie, Canxi, Đồng,… để pha và bón bổ sung cho cây.
- Bạn có thể sử dụng các dòng phân bón có hàm lượng vi lượng cao như Rong biển, Humic,… để bón bổ sung cho cây hoa hồng.
- Nếu trong tình trạng cây bị nén chặt hoặc giá thể trồng cây hoa hồng hết chất dinh dưỡng, đất bị khô cằn thì nên thay giá thể trồng cho cây hoa hồng, hoặc sang chậu mới cho cây.
(Nguyễn Thị Giang, Nguồn Camnangcaytrong.com)