Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây rau mùng tơi

Cây rau mồng tơi là cây rau màu được nhiều người ưa chuộng, bởi cây có nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để cây rau mồng tơi luôn xanh tốt người trồng rau cần có cách chăm sóc đúng cách và phòng bệnh đúng để cây rau luôn đạt chuẩn.



  1. Cách phòng sâu bệnh hại tấn công cây rau mồng tơi

1.1. Cung cấp dinh dưỡng cho cây rau mồng tơi

- Để cây rau mồng tơi luôn được sạch bệnh, xanh tốt, cây cho lá non thì cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và phân bón hữu cơ cho cây.

- Để cây rau giảm thiểu được sâu bệnh hại tấn công cây rau mồng tơi nên thay đổi theo hướng hữu cơ cho cây. Thay thế hoàn toàn các loại phân hóa học hoặc phân vô cơ bằng các dòng phân hữu cơ cho cây rau.

- Trước khi gieo trồng nên bón phân lót cho cây rau bằng phân chuồng ủ hoai mục được kết hợp với các loại thuốc nấm như Trichoderma hoặc Nấm rễ cộng sinh để các loại nấm bệnh hại cây rau bị hạn chế.

- Đến thời kỳ bón thúc thì nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây giúp cây luôn xanh tốt và khỏe mạnh hơn.

 - Liều lượng sử dụng nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc các chuyên gia tư vấn.

1.2. Xới xáo đất và vệ sinh đồng ruộng thường xuyên

- Cần thường xuyên thăm đồng và dọn sạch đồng ruộng để tránh làm nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh hại cây mồng tơi.

- Thu gom toàn bộ xác thực vật, cây bị sâu bệnh hại, cỏ dại mang ra ngoài vườn để tiêu hủy để tránh lây lan dịch bệnh vào các cây khác.

- Khi cây cho thu hoạch được hết một lứa rau cần bổ sung dinh dưỡng, đồng thời dùng cuốc mini hoặc cào để xới nhẹ đất bên trên mặt luống để tạo độ thông thoáng cho đất trồng, tránh xới sát gốc làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.

1.3. Cung cấp nước đầy đủ cho cây mồng tơi

- Cây mồng tơi là cây không chịu được ngập úng, tuy nhiên cây lại cần một lượng lớn nước để cung cấp cho cây, để nuôi dưỡng lá luôn được xanh tốt.

- Vào mùa nắng nên cung cấp nước cho cây thường xuyên ngày 2 lần vào sáng sớm từ 5 - 9 giờ và chiều mát từ 4 - 6 giờ. Vào mùa khô nên tưới nước cho cây 1 lần/ngày, nếu thời tiết quá hanh khô nên tưới nước cho 2 lần/ngày (buổi sáng 7 - 10 giờ, chiều 3 đến 5 giờ).

- Khi tưới nước cho cây rau mồng tơi, sử dụng vòi nước tưới hoặc vòi hoa xen tưới cho cây từ trên các lá xuống. Dội sạch các vết bẩn bám trên các lá cây rau mồng tơi, vừa giúp lá cây được cung cấp nước.

- Lưu ý: Không nên tưới muộn quá sẽ khiến đất không thể khô dáo được đất trước khi tối, dễ khiến cho nấm bệnh hại tấn công cây rau.

1.4. Sử dụng các thuốc hữu cơ sinh học để phòng bệnh cho cây rau

- Nên thường xuyên đi thăm vườn, để kịp thời phát hiện được sâu bệnh hại tấn công cây rau để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

- Để phòng trừ sâu bệnh hại cây rau mồng tơi nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ sinh học như thuốc được làm từ tỏi, ớt, gừng, các loại thảo mộc có tính độc cao từ các cây.

- Sử dụng các loại thuốc có tính hữu cơ vừa an toàn cho người sử dụng và vừa tiết kiệm được các chi phí sử dụng thuốc trừ sâu, mà mang  lại hiệu quả cao cho vườn rau.

  1. Một số sâu bệnh hại thường gặp trên cây rau mồng tơi và biện pháp phòng trừ

2.1. Sâu ăn lá hại rau mồng tơi

Sâu ăn lá là loại sâu hại khá phổ biến đối với những người trồng rau màu và là vấn đề khá đau đầu đối với cách phòng trừ sâu trên cây rau màu.

* Triệu chứng sâu ăn lá hại cây rau mồng tơi

- Sâu ăn lá khi thành trùng là loại bướm nhỏ khoảng 10mm, có cánh màu trắng bạc, viền nâu. Vòng đời của sâu xanh diễn ra qua 4 giai đoạn: trứng (2 - 3 ngày) ˃ sâu non (10 - 18 ngày) > nhộng (10 - 12 ngày) >  ruồi trưởng thành hay còn gọi là bướm 3 - 5 ngày.

- Sâu non ăn lá thường sống ở các đọt và mặt sau của lá. Sâu thường cuốn lá ở bên trong ăn phá, khi nhỏ sâu cắn lá thành từng lỗ, khi sâu trưởng thành thường ăn trụi cả đọt non và lá cây.

- Đến giai đoạn sâu hoá nhộng trong lá khô ở mặt đất. Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi dây mồng tơi bắt đầu phát triển lá, gây hại cả trên lá non và cả lá già, làm giảm sự quang hợp, dây mồng tơi còi cọc, kém phát triển.

* Biện pháp khắc phục sâu ăn lá hại rau mồng tơi

- Để hạn chế được sâu xanh ăn lá, bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện và thu gom những ổ trứng, sâu non vừa nở, chưa kịp phân tán mang đi tiêu hủy; nếu sâu xuất hiện mật số cao có thẻ phun dầu khoáng hoặc thuốc sinh học hoặc các dòng thuốc trừ sâu vi sinh như Vi-BT, Biocin,… Cần sử dụng thuốc luân phiên vì sâu xanh ăn lá rất mau kháng thuốc.

2.2. Bệnh xoăn lá trên cây rau mồng tơi

* Triệu chứng của bệnh

- Bệnh xoăn lá, trùn ngọn, vàng lá hoặc lá có màu xanh đậm, lá phát triển kém là do virut paypaya leaf curl gây ra. Bệnh này thường bị do côn trùng chích hút và lây lan nhanh sang các cây khác.

- Lá mồng tơi bị biến dạng, co lại, phiến lá nhăn nheo, vàng chóp lá, phiến lá có vết đốm dạng đốm vòng, chùn đọt, đọt chậm phát triển, cây bị phình to. Rìa lá bị uốn cong biến dạng và hướng vào bên trong. Lá cây bị bệnh có màu xanh đậm và lá giòn hơn.

* Cách phòng và trị bệnh xoăn lá trên cây mồng tơi

- Sử dụng hạt giống mồng tơi sạch bệnh từ đơn vị sản xuất có uy tín. Trong quá trình tỉa cây, ngắt lá hay ngọn non dụng cụ sử dụng cần được làm sạch, tránh lây lan bệnh sang cây. Kiểm soát rầy để tránh lây lan bệnh. Không trồng xen canh với cà tím, ớt, khoai tây, dưa chuột. Nên dọn vườn, tỉa chồi, lá bệnh đem tiêu hủy tránh bị lây lan bệnh. Không bón nhiều đạm nhất là trong mùa mưa.

- Phun định kỳ bạc đồng, nano đồng phun lên lá, tưới gốc để phòng bệnh do nấm, khuẩn, virut lây bệnh.

- Khi cây bị bệnh nặng thì khả năng chữa rất khó, vì vậy bà con cần nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bệnh để tránh lây lan./.

NT (Theo camnangcaytrong.com)