- Với diện tích lúa ở giai đoạn đẻ nhánh: Điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cây lúa không bị rạp trên mặt nước. Tỉa dặm những chỗ lúa chết, mất khoảng bằng cách tỉa san từ các khóm lúa đẻ nhiều dảnh trên ruộng hoặc mạ cùng giống còn giâm trên ruộng chân cao không bị ngập úng. Khi lá lúa khô và cứng dần, nhô cao mặt nước trên 10cm, xuất hiện lá mới cần phun các chế phẩm sinh học giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Rút nước cạn chỉ để láng mặt ruộng và nhổ lúa quan sát thấy đã ra rễ non khẩn trương bón thúc ngay lượng phân thúc lần 1, ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dụng có hàm lượng đạm và kali cân đối. Không sử dụng đạm đơn và không bón phân lai rai nhằm hạn chế sâu bệnh hại và đổ ngã cuối vụ.
2.Đối với diện tích lúa đang ở giai đoạn làm đòng, chuẩn bị trỗ: Cần tiêu nước, tiến hành dựng lúa nếu bị đổ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo phun bổ sung phân bón lá siêu kali theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tăng khả năng chống đổ, giúp cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trỗ thoát. Cần ngừng bón phân đạm.
- Với diện tích lúa đang ở giai đoạn trỗ - chín sữa - chín sáp: Sau khi tháo cạn nước trong ruộng nông dân tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3 - 4 gốc lúa lại với nhau bằng dây mềm ( dây chuối/rơm nếp/nylon) thành hình chân kiềng để tạo thế đứng vững cho cây lúa vào chắc và chín.
- Đối với diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch (chín trên 85%): Cần tranh thủ thời tiết thuận lợi thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
- Đối với những diện tích lúa bị ngập úng nặng, không có khả năng cho thu hoạch: Cần tập trung nguồn lực tiêu úng. Khuyến cáo chuyển đổi sang gieo trồng cây rau màu, cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác của các địa phương.
Đối với trà lúa mùa các tỉnh phía Bắc, ở những chân đất có thể trồng cây vụ đông cần vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị đất để trồng cây vụ đông như ngô, đậu tương, các loại cây họ bầu bí (bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, dưa gang, dưa hấu),…
- Chú ý phòng trừ sâu bệnh hại (rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm, bệnh bạc lá lúa, đạo ôn,…) bùng phát sau bão: Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình phát sinh sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Với trà lúa đang trổ và chưa trổ bông: Do tác động của gió mạnh, bộ lá công năng bị rách hoặc dập đầu lá nguy cơ cao cho vi khuẩn bạc lá lúa, các bệnh nấm khác xâm nhập và gây hại nên phun phòng bằng các loại thuốc kháng nấm và vi khuẩn tổng hợp. Với sâu đục thân hai chấm, theo dõi chặt chẽ mật độ ổ trứng trên lúa giai đoạn đòng già - trỗ, nhất là trà lúa trỗ trung tuần tháng 9 để chủ động trong công tác chỉ đạo phòng chống./.
TA (Theo TTKNQG)