Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cấp thiết tăng nguồn lực đầu tư cho hệ thống thủy lợi

Dự báo cuối tháng 5 và tháng 6 tới đây, hiện tượng El Nino sẽ xuất hiện và kéo dài đến năm 2024, gây ra nhiều loại hình thời tiết, thiên tai dị thường. Trong khi đó, nhiều công trình thủy lợi của thành phố Hà Nội đang bị hư hỏng, xuống cấp, giảm hiệu suất, công năng, cần phải tăng nguồn lực đầu tư, thực hiện dự án để giảm nỗi lo cho người dân.

Xây dựng, mở rộng vùng trồng rau an toàn

Là vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn cung ứng cho thị trường Hà Nội. Thời gian qua, nhờ tập trung đầu tư, phát triển trồng rau an toàn và thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất, nên đến nay rau an toàn của huyện Gia Lâm đã tạo dựng được thương hiệu với mục tiêu ngoài cung cấp cho thị trường nội địa, rau an toàn của Gia Lâm còn xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản…

Phát triển nông nghiệp xanh tại huyện Đan Phượng

Là địa phương có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, huyện Đan Phượng xác định nông nghiệp sinh thái là hướng phát triển trong tương lai. Đến nay, nhiều mô hình nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường đã hình thành, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

Liên kết chuỗi chăn nuôi, quy hoạch theo vùng để tránh giá cả bấp bênh

Từ đầu năm đến nay, giá gia súc, gia cầm liên tục giảm mạnh, đầu ra bấp bênh khiến người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội gặp không ít khó khăn. Ngành chăn nuôi đang đưa các giải pháp tập trung sản xuất con giống, hợp tác chăn nuôi với các tỉnh, xây dựng liên kết chuỗi để tránh giá cả bấp bênh.

Đưa trái cây, nông sản an toàn đến với người dân Thủ đô

Để phục vụ tốt nhu cầu của người dân Thủ đô, ngành Công Thương Hà Nội đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố đưa nhiều mặt hàng trái cây, nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm về Thủ đô.

Xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn, chiếm đất nông nghiệp, đất rừng

Đó là tinh thần nêu trong Kế hoạch số 154/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Chú trọng quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật

Thời gian qua, Hà Nội luôn chú trọng công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch, phúc kiểm động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra, vào thành phố. Qua đó, nhằm ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Để sản phẩm OCOP Hà Nội vươn xa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, thành phố Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận. Là vùng đất trăm nghề cùng với rất nhiều nông sản đặc sản, thành phố vẫn còn nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm OCOP. Cùng với thúc đẩy điều này, Hà Nội tiếp tục tổ chức những chương trình xúc tiến thương mại để OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.

Hà Nội sẽ ban hành nghị quyết mới về phát triển “tam nông”

Sau nửa nhiệm kỳ, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ khoá XVII đã tạo chuyển biến nhiều mặt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Dù vậy, để hoàn thành những mục tiêu lớn hơn đến năm 2025, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách là rất cần thiết.

Những vùng lúa tiêu chuẩn xuất khẩu cho hiệu quả kinh tế vượt trội

Vụ Xuân 2023, ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai xây dựng 12 mô hình sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hoá theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Kết quả đánh giá cho thấy hiệu quả kinh tế mang lại là rất tích cực.