Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tình hình sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ

1. Tình hình sinh tưởng của lúa Hiện nay, lúa trà sớm đang giai đoạn làm đòng - trỗ bông, trà trung giai đoạn làm đòng, trà muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh - phân hóa đòng. Thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, nắng nóng xen kẽ những trận mưa giông là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại.



  1. Tình hình sinh vật hại: Chuột: Hại cục bộ, tỷ lệ hại trung bình 1-3% số dảnh, cao 7-10% số dảnh, cục bộ 20-25% số dảnh. Diện tích nhiễm 190,8 ha (nhiễm nhẹ 161,5 ha; trung bình 27,1 ha; nặng 2,2 ha).
  • Sâu cuốn lá nhỏ mật độ trung bình 7-10 con/m2, cao 20-25 con/m2, cục bộ > 40con/m2, phổ biến T1,2; mật độ trứng trung bình 30-40 quả/m2, cao 50-70 quả/m2, cục bộ >100 quả/m2. Diện tích nhiễm 821,1 ha (nhiễm nhẹ 750,6 ha; trung bình 59,5 ha; nặng 11 ha).
  • Bọ rầy: Mật độ trung bình 50-60 con/m2, cao 100-150 con/m2, cục bộ >500 con/m2, tuổi 4,5, TT; mật độ trứng trung bình 30-50 ổ/m2, cao 100-200 ổ/m2, cục bộ >500 ổ/m2. Diện tích nhiễm nhẹ 1,4 ha. Rầy tiếp tục tăng mật độ từ nay đến cuối tháng.
  • Bệnh khô vằn: Tỷ lệ trung bình 3-5% số dảnh, cao 10-15% số dảnh, cấp 1-3, cục bộ 20-30% số dảnh cấp 3. Diện tích nhiễm 275,9 ha (nhiễm nhẹ 246,5 ha; trung bình 29,4 ha). Bệnh tiếp tục hại tăng từ nay đến cuối vụ.
  • Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Tỷ lệ hại trung bình 3-5% số lá, cao 7-10% số lá, cục bộ 15-20% số lá, cấp 1-3. Diện tích nhiễm nhẹ 17,6 ha. Bệnh tiếp tục hại tăng sau các đợt mưa giông.
  • Ngoài ra, sâu đục thân bướm 2 chấm, bệnh đen lép hạt, bọ xít đen, lúa cỏ,… hại nhẹ.
  1. Biện pháp phòng trừ:

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân loại trà lúa, giống lúa và xác định mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, diện tích cần phòng trừ của từng đối tượng. Thông báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Đối với những diện tích nhiễm nặng cần phải chỉ rõ đến từng xứ đồng, từng ruộng, hướng dẫn biện pháp phòng trừ cụ thể, không để sâu bệnh phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng.

  • Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục tổ chức phòng trừ những diện tích có mật độ sâu cuốn lá nhỏ >20 con/m2 khi sâu ở tuổi 1,2 bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Chlorantraniliprole, Alpha-cypermethrin, Indoxacarb… như Sapen-Alpha 5EC, Map dona 265EC, Ebato 160SC,…
  • Đối với bọ rầy: Tổ chức phun phòng trừ ở những diện tích lúa có mật độ bọ rầy >=3.000 con/m2 khi rầy chủ yếu tuổi 1,2 bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Pymetrozine, Buprofezin, Nitenpyram,… như Penalty 40WP, Orgyram 70WP, Facetime 750WP,… Chú ý những diện tích lúa giai đoạn đòng già - trỗ bông.
  • Đối với bệnh khô vằn: Phun phòng trừ những diện tích có tỷ lệ bệnh >20% số dảnh bằng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất Propiconazole, Hexaconazole, Difenoconazole,... như Superone 300EC, Annongvin 50SC…
  • Đối với bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn: Chú ý những giống nhiễm nặng như Bắc thơm số 7, nhóm giống TBR, Lam Sơn 10,… những diện tích lúa đã bị bệnh cần giữ nước thường xuyên trên ruộng để tăng khả năng chống chịu của cây; phun phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện hoặc ngay sau khi mưa giông kết thúc bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Bismerthiazol, Copper Oxychloride, Streptomycin,… như Xanthomix 20WP, Sieusieu 250WP, Batocide 12WP, Reward 775WP,…
  • Chú ý: Nồng độ, liều lượng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, đối với những diện tích lúa đang trỗ bông cần phun vào sáng sớm hoặc chiều mát./.

TA (TH)