Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kỹ thuật lưu giữ, nuôi tảo làm thức ăn trong ương, nuôi vỗ ấu trùng nhuyễn thể

Quảng Ninh là tỉnh có thế mạnh về nuôi nhuyễn thể như trai ngọc, tu hài, hàu và các đối tượng tiềm năng khác như ốc nhảy, bào ngư, hải sâm… do vậy việc ứng dụng công nghệ để sản xuất, lưu giữ tảo làm thức ăn phải được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong quá trình sản xuất con giống.



Đối với quá trình ương, nuôi vỗ ấu trùng nhuyễn thể, người nuôi cần nắm được một số kiến thức kỹ thuật cơ bản sau:

  1. Đối tượng tảo nuôi

Các loài tảo làm thức ăn cho nuôi vỗ, ương nuôi ấu trùng nhuyễn thể giống thường là: N. Oculata; I. Galbana; Chaetoceros spp; T. Chui; Chroomonas salina. Nguồn giống tảo được mua tại Viện Công nghệ sinh học; Trung tâm quốc gia giống hải sản Miền Bắc; Viện Nghiên cứu hải sản.

  1. Môi trường dinh dưỡng

Môi trường dinh dưỡng cơ bản được sử dụng trong lưu giữ và nuôi sinh khối tảo chủ yếu là môi trường F2 và môi trường Calway với hàm lượng 1ml/1 lít nước biển.

Thành phần môi trường dinh dưỡng Calway và F2 pha trong 1 lít nước:

Môi trường F2

Môi trường Calway

NaNO3

75g

NaN03

100g

NaH2PO4

5g

EDTA

33,6g

FeCl3

5g

MnCl2

0,36g

C6H8O7.H2O

4,5g

NaH2PO4

20,0g

Vi lượng

1ml

FeCl3

1,3g

Vitamin B12

1,0µg

H3BO4

3,4g

Biotin

l,0µg

Vi lượng

1ml

Titamin HCl

0,2mg

Vitamin B12

10mg

Nước cât

1lít

Vitamin B1

200mg

 

 

Nước cất

1lít

Cách pha môi trường:

Môi trường F2: Cân 75g NaNO3 cho vào bình thuỷ tinh đựng 300ml, lắc đều hoặc đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho tới khi tan hết. Pha riêng NaH2PO4 và C6H8O7.H2O vào trong một bình thuỷ tinh khác, lắc đều cho tới khi tan hết. Pha FeC13 riêng, lọc sạch bẩn qua giấy lọc hoặc bông thấm nước và cho vào dung bình chứa dung dịch NaH2PO4 và C6H8O7.H2O sau đó cho tiếp vào bình chứa dung dịch NaNO3, bổ sung dung dịch vi lượng, chuẩn nước cất cho đến khi đạt 1lít.

Môi trường Calway: Cân đủ 2 chất NaNO3 và EDTD hoà tan trong một bình thuỷ tinh riêng, tiếp tục cân đủ MnCl2, NaH2PO4, H3PO4 hoà tan riêng trong bình thuỷ tinh khác. Pha FeCl3 riêng, lọc sạch bẩn qua giấy lọc hoặc bông thấm nước và hoà tan vào bình chứa hỗn hợp các dung dịch MnCl2, NaH2PO4, H3PO4, tiếp tục cho vào bình chứa dung dịch NaNO3 và EDTD, bổ sung dung dịch vi lượng, chuẩn nước cất cho đến khi đạt 1lít.

Để nuôi các loài tảo Silic (Chaetoceros), sử dụng Silicat pha loãng (1ml Silicat đậm đặc pha trong 100 ml nước cất) với hàm lượng sử dụng 0,1 ml cho 1 lít nước biển. Bổ sung Vitamin B1, B12 với hàm lượng 100mg/1lít nước biển và 1000µg/1lít nước biển.

  1. Kỹ thuật nuôi tảo sinh khối cấp 1

Thực hiện trong phòng có gắn điều hoà nhiệt độ, điều chỉnh và duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 22°C. Chiếu sáng bằng đèn Neon 40W và sục khí 24/24h.

Nguồn giống được lấy từ tủ lưu giống và nuôi vào các bình thuỷ tinh hình cầu hoặc hình trụ có dung tích từ 5 - 20 lít.

Nguồn nước: Nước biển để lắng lọc qua ống lọc 1µm, đun sôi để nguội. Nhiệt độ nước khi cấy tảo phải được cân bằng với nhiệt độ trong bình nuôi.

Bổ sung môi trường dinh dưỡng F2 hoặc Calway và Vitamin B1, B12.

Sục khí phù hợp.

Tảo đạt mật độ 4x106 -6x106 tế bào/ml có thể dùng làm tảo giống cung cấp cho các trại sản xuất.

  1. Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo cấp 2

Nuôi sinh khối tảo trong các túi nilon loại 70 lít hoặc trong các thùng nhựa có dung tích 120 lít hoặc các bể 2,5m3 hoặc các bể có thể tích lớn hơn.

Nguồn nước được lọc qua ống lọc  1µm.

Sục khí 24/24.

Cấy truyền bằng cách rút bớt cho ăn, cấp nước và bổ sung môi trường dinh dưỡng.

Các đối tượng vi tảo biển có đạt mật độ nuôi cao, tảo N. oculata (45-46.106 tế bào/ml); T. chui (17-18.l0tế bào/ml); I. galbana (23-24.106 tế bào/ml); C. salina (18-19.106 tế bào/ml) và Chaetoceros (16-17.106 tế bào/ml), tại thời điểm tảo đạt mật độ cao, ta có thể thu hoạch để cung cấp cho ấu trùng nhuyễn thể.

Lưu ý: Trong quá trình nuôi sinh khối, một số loài tảo khó nuôi như Isochrysis galbana hay Chromonas... thường có hiện tượng tàn lụi sau những cơn mưa lớn vào mùa hè, gây thiếu thức ăn trong quá trình sản xuất.

Tùy vào nhu cầu và khả năng sử dụng thức ăn của ấu trùng mà dung tích nuôi sinh khối của mỗi loài tảo phải tính cho phù hợp. Những loài có tốc độ sinh trưởng chậm cần sử dụng thể tích lớn trong quá trình nuôi sinh khối./.

                                                Minh Trí - TTKN Quảng Ninh