Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Giới thiệu các loại phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch



  1. Phân chiết suất sinh học (Bio - extract)

- Vật liệu từ cây trồng:

Thành phần:

+ Đường hoặc rỉ mật 1kg.

+ Cây trồng: Rau, quả vẫn còn tươi 3kg.

 Dụng cụ: Thùng nhựa hoặc chai, bình,...

 Phương pháp chế biến:

+ Cắt nhỏ các phần của cây, đem trộn với đường.

+ Cho vào thùng và ấn chặt, rồi đậy nắp kín.

+ Để lên men 3 - 4 tuần.

- Vật liệu từ động vật:

 Thành phần:

 + Đường hoặc rỉ mật: 1kg.

 + Động vật: 1kg.

 Cách sử dụng:

 + Pha tỉ lệ phân và nước là 1/500 - 1000.

 + Phun cho cây hoặc tưới ngay cho thân cây hoặc gốc cây

- Lưu ý :

 Để thùng chứa ở nơi bóng tối.

+ Có thể sử dụng như phân bón.

+ Lên men càng lâu càng tốt.

 + Không phải bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trên mặt luống trồng nên tủ rơm rạ hoặc các tồn dư cây trồng khác để tăng hàm lượng chất hữu cơ.

  1. Phân ủ (compost)

Phân ủ là một loại phân hữu cơ trong đó có phế phụ phẩm cây trồng và phân gia súc

- Thành phần :

+ Phế phụ phẩm cây trồng : 2 phần

+ Phân gia súc : 1 phần.

+ Chế phẩm vi sinh vật chế biến phân ủ: 1 gói

- Phương pháp ủ: Giống như ủ phân chuồng, thời gian ủ từ 2,5 đến 3 tháng.

- Cách sử dụng: Bón cho rau 3 - 5 lần, chỉ bón khi rau đã phân giải hoàn toàn, nên trộn lẫn với đất trước khi gieo hạt hoặc trồng cây con. Nên bón kết hợp với các loại phân hữu cơ khác trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây rau.

  1. Phân hữu cơ sinh học

Là một loại phân hữu cơ được chế biến từ quá trình lên men phế phụ phẩm cây trồng và động vật nhờ vi sinh vật ở trong nước. Có thể sử dụng loại phân này để bón cho cây trồng trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nhằm bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, đồng thời còn tăng lượng vi sinh vật trong đất.

- Thành phần:

+ Phân gà: 20kg.

+ Cám gạo 30kg.

+ Chế phẩm vi sinh vật 1 gói.

- Phương pháp làm khô phân hữu cơ:

+ Trộn đều phân gà với cám, sau đó cho chế phẩm VSV vào và trộn đều.

+ Đậy kín đống phân.

+ Trong 1 tuần đầu, đảo đều đống phân hàng ngày, nhớ đậy kín sau khi đảo xong.

+ Bảo quản cho đến khi khô.

+ Giữ phân khô trong bao giấy.

- Phương pháp chế biến phân hữu cơ lõng

+ Trộn đều phân khô với nước trong thùng chứa với tỉ lệ: 1kg phân khô: 20l nước. trộn thêm 1kg đường.

+ Bơm khí trong 1 tuần.

+ Pha loãng nước 20 - 40 lần và có thể bón cho nhiều loại cây.

- Phương pháp bón:

+ Bón xung quanh gốc cây.

+ Tưới vào đất.

+ Phun lên lá.

  1. Phân ủ sinh hoạt (bio-compost)

Là một loại phân hữu cơ đã qua quá trình lên men với enzyme, giúp nâng cao độ phì đất, phân hủy các chất hữu cơ trong đất thành chất dễ tiêu, cung cấp cho cây.

- Vật liệu: Enzym 1 + đường 1 + nước 100, đổ vào trong đống phân ủ gồm các nguyên liệu: 

+ Vỏ trấu 1kg.

+ Tro từ vỏ trấu 1kg.

+ Phân động vật, xơ dừa 1kg.

+ Rác 1kg.

+ Vật liệu hữu cơ: Lá cỏ, rơm rạ 1kg.

- Chế biến men nước: Rác thải 3kg + đường đỏ 1kg + nước 10l trộn lẫn với nhau và ủ lên men trong 3 tháng. Có thể đựng trong thùng nhựa và đậy kín trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nước sẽ có mầu nâu vàng và mùi chua cay. Nếu có mầu đen và mui hôi là bị hỏng.

- Chế biến phân ủ sinh học:

+ Trộn enzym, đường và nước đổ vào đống phân ủ.

+ Trải đều đống phân ủ lên mặt đất, rồi rải lên vỏ trấu hoặc rơm rạ. Tránh ánh nắng mặt trời ít nhất 5 ngày. Ngày thứ 2 và 3 kiểm tra nhiệt độ. Không đảo đống phân. Sau khoảng 20 ngày thì hoàn thành việc ủ phân.

+ Cho phân ủ sinh học vào bao và có thể bảo quản trong thời gian dài.

K - humate hữu cơ cao cấp (phân bón qua lá và qua rễ)

- Thành phần:

+ Hunmate 18%

+ N: 5%.

+ P2O5: 5%

+ K2O: 5%.

- Tác dụng: 

+ Tăng cường khả năng đậu quả, kháng sâu bệnh.

+ Tăng chịu hạn úng.

+ Tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.

+ Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Cách sử dụng:

Hòa 1,4 nắp cho bình phun 8 - 10l nước. Phun cho các loại rau như mướp đắng, dưa chuột và ớt.

Nguyễn Thị Giang (nguồn camnangcaytrong.com)