- Chuẩn bị chuồng trại:
Gia cố lại chuồng trại, vệ sinh tiêu độc, khử trùng toàn bộ diện tích chuồng nuôi cũng như xung quanh khu vực chăn nuôi bằng một số loại hóa chất, vội bột, Han idine, Vikon…. Đặc biệt là những khu vực trước đây đã xảy ra dịch bệnh, khu vực chợ và vùng chăn nuôi tập trung…
- Nhập con giống từ những cơ sở có uy tín:
Con giống được nhập từ những nơi có chứng kiểm dịch của cơ quan chuyên môn (nhất là giống lợn). Nuôi cách ly sau 21 ngày mới cho nhập đàn.
- Chăm sóc:
Đầu xuân là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường vì vậy để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi mới nhập, người chăn nuôi ngoài thực hiện tốt việc vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, cần làm tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đầy đủ, định kỳ. Đảm bảo đàn vật nuôi khỏi dịch bệnh và cho hiệu quả kinh tế cao.
Để thực hiện việc tái đàn gia súc, gia cầm được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng cũng như phát triển kinh tế hộ chăn nuôi, thì đòi hỏi các tổ chức hội, đoàn thể, các cơ quan chuyên môn cần tập trung tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và tái đàn. Bên cạnh đó, cần lên kế hoạch mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, để tạo điều kiện cho các hộ sau khi tái đàn sẽ đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm mới phát triển, không bị mắc dịch bệnh./.
Vương Thị Chung - Trạm Khuyến nông Thạch Thất